Polyp cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 - 50 tuổi. Đó là những khố u nhỏ, dài phát triển trên cổ tử cung, có thể xuất phát từ cổ tử cung ngoài hay trong buồng tử cung.
Polyp là cấu trúc dễ vỡ, phát triển từ cuống bắt nguồn từ bề mặt của cổ tử cung hoặc bên trong của ống cổ tử cung. Nếu bị polyp, bạn thường chỉ có một, hai hoăc nhiều nhất là ba khối u trên cổ tử cung.
Kích thước của polyp có thể nhỏ bằng hạt gạo đến rất lớn với đường kính có thể hơn 10cm. Polyp cổ tử cung giống như một khối thịt thừa nằm trong cổ tử cung, khi chạm vào rất dễ chảy máu. Theo một số nghiên cứu, polyp cổ tử cung hình thành do cổ tử cung bị viêm nhiễm mãn tính khiến niêm mạc cổ tử cung bị viêm, gây tăng sản.
Polyp cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 - 50 tuổi (ảnh Internet).
Tuy vậy, các polyp cổ tử cung thường là lành tính hoặc không phải là tế bào ung thư. Hiếm khi ung thư cổ tử cung phát sinh từ các polyp. Hầu hết các loại ung thư cổ tử cung đều do HPV-nguyên nhân gây ra mụn cóc sinh dục.
"Bị polyp cổ tử cung có thai được không?" luôn là câu hỏi đối với chị em không may mắc căn bệnh này.
Bị polyp cổ tử cung mang thai được không? (ảnh Internet).
Polyp cổ tử cung là hậu quả của tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục kéo dài, do đó chắc chắn có ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Nếu polyp nhỏ sẽ gây cản trở tinh trùng gặp trứng còn nếu polyp lớn có nguy cơ làm tắc cổ tử cung, bít kín cổ tử cung khiến tinh trùng khó có thể gặp được trứng để thụ thai đồng thời gây nguy hiểm đến sức khỏe của chị em phụ nữ.
Tuy nhiên, có polyp không có nghĩa là không thể thụ thai, quá trình thụ thai vẫn có thể diễn ra nhưng khả năng thụ thai sẽ bị giảm đi đáng kể. Với những phụ nữ bị hiếm muộn mà có polyp cổ tử cung thì việc điều trị dứt điểm polyp sẽ làm tăng khả năng thụ thai thành công.
Ngoài ra, Polyp cổ tử cung cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều, do đó cũng sẽ gây khó khăn cho các chị em phụ nữ trong việc canh ngày rụng trứng để thụ thai.
Đa số polyp là lành tính nhưng trong một số ít trường hợp nếu để bệnh kéo dài có thể biến đổi thành dạng tiền ung thư. Trong trường hợp có nghi ngờ, các bác sĩ sẽ lấy mẫu mô đem xét nghiệm để có kết luận chính xác, do đó khám và điều trị sớm polyp là giải pháp an toàn cho các chị em.
Như vậy, bạn đã biết câu trả lời cho câu hỏi polyp cổ tử cung có thai được không, đo đó bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để tầm soát bệnh polyp cổ tử cung cũng như phát hiện sớm nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm khác (nếu có).
Với những phụ nữ bị hiếm muộn mà có polyp cổ tử cung thì việc điều trị dứt điểm polyp sẽ làm tăng khả năng thụ thai thành công (ảnh Internet).
Nếu polyp nằm ở cổ tử cung, việc khám âm đạo bình thường cũng có thể chỉ ra, nhưng nếu polyp nằm trong buồng tử cung, cần phải siêu âm và làm xét nghiệm mới khẳng định được. Vì vậy, thay vì để bị bệnh rồi thắc mắc bị polyp tử cung có thai được không thì để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo không ảnh hưởng đến việc sinh con sau này, các chị em cần đi khám phụ khoa định kỳ 3 tháng/lần.
Nếu nghi ngờ bạn có thể gặp phải tình trạng này, bác sĩ sẽ cho bạn khám sức khoẻ và làm một số xét nghiệm khác như sinh thiết. Sinh thiết mô polyp được lấy và gửi đến phòng thí nghiệm để thử nghiệm. Kết quả thường cho thấy các tế bào polyp lành tính.
Thông thường, các bác sĩ sẽ không loại bỏ polyp cổ tử cung nếu như chúng không gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Các phương pháp để loại bỏ polyp cổ tử cung khá đơn giản và an toàn, bao gồm:
- Xoắn polyp ở đáy.
- Gắn dây phẫu thuật quanh gốc của polyp và cắt đi.
- Dùng vòng kẹp để tháo polyp.
Bạn có thể cảm thấy đau nhẹ trong khi cắt bỏ và co thắt nhẹ trong vài giờ sau phẫu thuật cắt bỏ. Ngoài ra, có thể bạn sẽ thấy máu chảy ra từ âm đạo trong một hoặc hai ngày sau khi cắt bỏ.
Các phương pháp để loại bỏ polyp cổ tử cung khá đơn giản và an toàn (ảnh Internet).
Những thông tin được cung cấp trên đây không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ, vậy nên tốt nhất là bạn hãy đi khám sức khỏe sinh sản và xin tư vấn của bác sĩ.