Vào năm 2014, cả thế giới xôn xao vì câu chuyện khủng khiếp tại Quảng Đông, Trung Quốc, một cậu bé được phát hiện bị con sán 10 cm làm tổ trong não.
Nguyên nhân ngay sau đó được đưa ra là do cậu bé ăn thịt ếch chưa nấu chín, dẫn tới việc bị bệnh ký sinh trùng, các ấu trùng tồn tại trong máu và di chuyển đến vùng não, gây động kinh.
Mặc dù vậy, nhiều người vẫn cho rằng đây là chuyện vô lý và khó từ bỏ thói quen và sở thích với các món lươn, ếch, cá,...chế biến "sổi".
Từ sự kiện gây chấn động đó, tờ Sina Health đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ bị bệnh ký sinh trùng vì chính những món ăn khoái khẩu của nhiều gia đình hiện nay.
Ếch, nhái, rắn là những động vật thường sống ở nơi ẩm ướt, đầm lầy sình lội, bản thân chúng đều có thể đã nhiễm sán sparganosis từ những thức ăn hàng ngày.
Do đó, nhiều món đặc sản được chế biến từ những loài động vật này nếu không được nấu chín kỹ, tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm thì người ăn phải có nguy cơ bị bệnh ký sinh trùng rất cao.
Thậm chí ở nhiều nơi còn có cách chữa trị như dùng thịt ếch, nhái sống đắp vào vùng da, mắt viêm tấy, điều này khiến cho ấu trùng sán chui trực tiếp vào da, vào mắt và tạo thành các khối u tại vùng cơ thể đó.
Ấu trùng sán sparganosis có thể ký sinh tại mắt, da, vùng màng ruột, thận, bàng quang, tim, xoang ngực, mô não,.. Bị bệnh ký sinh trùng nặng đồng nghĩa với tình trạng ấu trùng sán nhái đã tiến sâu vào bên trong cơ thể.
Ấu trùng sán sparganosis ký sinh tại mắt
Đọc thêm:
Hướng dẫn cách uống thuốc giun đúng cách
Những dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng đang giết chết bạn mỗi ngày
Để tránh bị bệnh ký sinh trùng từ những món ăn ưa thích, bạn cần ghi nhớ và tuân thủ quy tắc an toàn sau đây:
- Bắt buộc nấu chín kỹ những món ăn được làm từ ếch, nhái, rắn vì ấu trùng sán nhái sparganosis có thể chịu được nhiệt độ từ -10 ℃ đến 56 ℃.
- Ở nhiệt độ lạnh (-20˚C), phải sau 2 giờ đồng hồ và sau 5 phút ở nhiệt độ 56 ℃ chúng mới chết.
- Ngoài ra sán nhái sparganosis có thể ký sinh bên trong cơ thể động vật tới 30 năm.
Ở Trung Quốc cách đây ít lâu đã diễn ra một cuộc khảo sát, kết quả khiến nhiều người vô cùng bất ngờ và hoảng sợ: cả lươn nuôi và lươn sống trong môi trường tự nhiên đều có tỉ lệ nhiễm ấu trùng gnathostoma lên từ 15-40%.
Do đó, cũng giống như ếch, nhái, rắn, nếu không được nấu chín thì lươn chính là "kẻ sát nhân" khiến nhiều người bị bệnh ký sinh trùng mà không hề hay biết.
Lươn là thực phẩm bộ dưỡng nhưng chứa nhiều nguy cơ gây bệnh ký sinh trùng
Để ngăn ngừa mắc bệnh, cách đơn giản nhất là nấu chín kỹ những món ăn từ thịt lươn.
Ấu trùng gnathostoma có khả năng chịu nhiệt độ cao và sống rất dai, vì vậy chúng hoàn toàn có thể tồn tại trong các món ăn như lươn xào tái, gỏi lươn,...và đi theo đường ruột thông qua các món ăn này.
Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh tật Mỹ (CDC) cũng khuyến cáo, nên nấu chín lươn ở nhiệt độ trên 70℃ và nấu trong thời gian 4-5 phút.
Ấu trùng anisakis xuất hiện nhiều nhất trong các loài cá biển như cá ngừ, cá mú, bạch tuộc, cá hồi, cá trích,...thậm chí mực ống đôi khi cũng có thể bị loại ấu trùng này ký sinh bên trong.
Sashimi là món ăn ưa thích của nhiều người nhưng cũng chính là nguyên nhân khiến nguy cơ bị bệnh ký sinh trùng, nhiễm trùng anisakis nhiều hơn do thực phẩm chưa được nấu chín kỹ.
Khi xâm nhập vào bên trong cơ thể, ấu trùng anisakis chui vào ruột non, thành dạ dày, gan, mắt, di chuyển ngay dưới da, nặng hơn, chúng có thể di chuyển đến não, gây ra những tổn thương cho hệ thần kinh trung ương.
Cá sống là nguyên nhân gây các bệnh ký sinh trùng
Theo Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), nếu muốn sử dụng các món ăn sống từ cá, chúng ta nên để cá đông lạnh dưới -20 độ C trước khi chế biến 7 ngày.
Nếu không có điều kiện khử trùng như trên, tốt nhất bạn nên tránh xa các món ăn sống và nấu chín ký thực phẩm từ cá để tránh bị bệnh ký sinh trùng.
Theo Sina Health