Bí ẩn hội chứng sương mù não ở bệnh nhân Covid-19

Bí ẩn hội chứng sương mù não ở bệnh nhân Covid-19
19 không chỉ bị ảnh hưởng đường hô hấp mà trí não cũng suy giảm kéo dài nhiều tháng.

Một ngày, Hannah Davis, 33 tuổi, người Mỹ, đột nhiên không thể đọc tin nhắn gửi cho cô. Dù cô cố tập trung tâm trí nhưng các câu chữ vẫn nhảy nhót trước mắt. Đó là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo Davis có điều gì đó không ổn. Sau đó, cô bị sốt, nhức đầu, đau cơ, run và có kết quả dương tính SARS-CoV-2.

Davis chìm trong sương mù não suốt một năm qua. Đây là hội chứng rối loạn chức năng tập trung, gây ra sự nhầm lẫn, mất phương hướng.

Nhịp tim thất thường, mất trí nhớ đến mức ban đầu Davis sợ rằng mình mắc phải chứng thoái hóa nào đó. Những triệu chứng Covid-19 của Davis liên quan nhiều tới vấn đề thần kinh và ngày càng trở nên tồi tệ.

Là người nghiên cứu lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nên tư duy logic là một phần quan trọng trong cuộc sống của Davis. Nhưng giờ đây, cô thấy khó khăn trong việc tìm đúng từ để diễn đạt các ý tưởng của mình.

Bí ẩn hội chứng sương mù não ở bệnh nhân Covid-19 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Sdxcentral

Đối với nhiều người, SARS-CoV-2 không chỉ là virus đường hô hấp. Một nghiên cứu mới cho thấy Davis và nhiều người bị căn bệnh Covid-19 tác động lâu dài đến cơ thể và não bộ.

Đại học Northwestern khảo sát 100 bệnh nhân trên 21 tiểu bang của Mỹ. Họ phát hiện 85% người tham gia trải qua 4 triệu chứng thần kinh trở lên ngay cả khi bệnh không nghiêm trọng.

Các biểu hiện bao gồm sương mù não, mệt mỏi, chóng mặt, đau khớp và cơ, đau đầu, tê và ngứa ran.

Vào tháng 12/2020, một nghiên cứu khác có sự tham gia của 3.700 bệnh nhân Covid-19 ở 56 quốc gia. Theo đó, 85% số người có hiện tượng sương mù não và rối loạn chức năng nhận thức.

Một số biểu hiện phổ biến nhất là mất khả năng tập trung, khó thực hiện chức năng điều hành và suy nghĩ chậm.

Bảy tháng sau khi nhiễm bệnh, hơn một nửa số người được hỏi vẫn bị suy giảm trí nhớ.

Nhức đầu, mất ngủ, chóng mặt, đau dây thần kinh, run, nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng, ù tai cũng phổ biến ở những người này.

Một nghiên cứu của Đại học Indiana, Đại học California Irvine và Phòng khám Mayo đã được công bố đầu tuần này. Trong  5.000 người tham gia khảo sát, hơn một nửa gặp khó khăn kéo dài trong việc tập trung. Hơn 1/3 số người gặp vấn đề về trí nhớ dài hạn và chóng mặt.

Laura Gross, 72 tuổi, có kết quả dương tính SARS-CoV-2 vào tháng 4/2020. Tình trạng sương mù não đã đeo bám bà trong nhiều tháng khiến bà cảm thấy như bị cuốn vào một "cơn lốc xoáy".

“Trái tim tôi tan nát. Covid-19 đã tàn phá tôi tới mức tôi không còn là mình, không nhận ra mình", bà Gross nói.

Vào tháng 2, Viện Y tế Quốc gia Mỹ đã khởi động sáng kiến trị giá 1,15 tỷ USD kéo dài 4 năm để nghiên cứu các triệu chứng Covid-19 kéo dài. Mục đích của họ là xác định nguyên nhân gốc rễ và phương pháp điều trị.

"Thiệt hại do Covid-19 gây ra dường như không có giới hạn. Mọi cơ quan đều dễ bị tổn thương, kể cả não. Chúng ta phải hiểu cơ chế của triệu chứng Covid-19 để đưa ra giải pháp phục hồi cho hàng triệu người đang đau khổ", Diana Berrent, người sáng lập một tổ chức hỗ trợ bệnh nhân Covid-19, cho hay.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ngày càng có nhiều người hồi phục sau khi mắc Covid-19 gặp phải triệu chứng "sương mù não" (brain fog).

Trong những tháng qua, các bác sĩ và các nhà nghiên cứu đã ghi nhận một số di chứng lâu dài ở những người hồi phục sau khi mắc Covid-19. Một trong những triệu chứng đó, được gọi là "sương mù não" có thể gây nên tình trạng rối loạn, gặp khó khăn trong suy nghĩ và tập trung, mất trí nhớ ngắn hạn và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến rối loạn tâm thần.

Bí ẩn hội chứng sương mù não ở bệnh nhân Covid-19 - Ảnh 2.

Một nhân viên y tế tại phòng chăm sóc tích cực Covid-19 thuộc Bệnh viện Ruzinov ở Bratislava, Slovakia ngày 24/2/2021. Ảnh: AFP

Trong khi các nhà khoa học không biết chính xác điều gì đã gây nên sương mù não thì họ đang tập trung vào một số giả thuyết. Hầu hết các nhà khoa học tin rằng sương mù não xảy ra trong quá trình các tế bào phản ứng với sự viêm nhiễm.

Một phát hiện quan trọng đã được tìm ra sau khi các nhà nghiên cứu giải phẫu não của các bệnh nhân tử vong vì Covid-19 và thấy rằng, một số tế bào lẽ ra không nên xuất hiện ở đây. Những tế bào lớn, còn được gọi là các megakaryocyte, có lẽ đã chiếm không gian và để lại ít khoảng trống hơn để máu lưu thông tới não.

Hiện tượng này có lẽ đặc biệt xảy ra với bệnh Covid-19, David Nauen, giáo sư tại Trường Y Đại học Johns Hopkins cho hay.

"Với những megakaryocyte trong não chưa từng xuất hiện trước đó này, tôi không thể tìm thấy bất kỳ sự liên hệ nào với những nghiên cứu của tôi trong mùa hè năm ngoái về những megakaryocyte trong các mao quản não. Điều này rất mới với dịch bệnh Covid-19 mà chúng tôi đang nghiên cứu và có thể giúp chúng tôi có bức tranh toàn cảnh hơn về những điều đang diễn ra", chuyên gia Nauen nhận định với ABC News.

Nếu các tế bào lớn này ngăn máu lưu thông tới não, nó sẽ khiến não không đủ oxy và khó có thể hoạt động hết khả năng.

Theo Adrienne A. Boire, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Memorial Sloan Kettering, việc nghiên cứu những người hồi phục sau khi mắc Covid-19 mà không trải qua bất kỳ di chứng nào có thể là chìa khóa để giải mã bí ẩn tại sao một số người có triệu chứng "sương mù não".

"Những bệnh nhân không bị ảnh hưởng này là chìa khóa để hiểu tại sao một số người tránh được "sương mù não" và một số người khác thì không", chuyên gia Boire nhận định./.


Tác giả: NM