Bệnh zona thần kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Bệnh zona thần kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh
Bệnh zona thần kinh là một chứng bệnh rất nhiều người từng mắc phải. Vậy bạn có biết làm thế nào để nhận biết kịp thời chứng bệnh này hay chưa?

Bệnh zona thần kinh là một loại bệnh quá quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Từ người già đến trẻ nhỏ hầu như đều có thể mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên bản chất của loại bệnh này là gì, những dấu hiệu và cách xử lý ra sao thì không phải ai cũng biết.

1. Bệnh zona thần kinh là gì?

Zona thần kinh được xếp vào loại bệnh nhiễm trùng gây ra bởi loại virus gây ra thủy đậu có tên khoa học là varicella-zoster. Ngoài ra người ta còn gọi zona thần kinh bằng một tên gọi khác là bệnh herpes zoster.

Đối với những người mắc bệnh thủy đậu thì thường có nguy cơ mắc zona cao hơn những người bình thường. Nguyên do chính là sau khi bệnh thủy đậu được chữa khỏi, virus varicella - zoster vẫn còn sống trong hệ thần kinh một thời gian dài, thậm chí là mấy năm trước khi phát bệnh zona thần kinh lên cơ thể người.

Loại bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau và để lại những biến chứng không mong muốn.

2. Nguyên nhân nào khiến bệnh zona thần kinh phát tác lên cơ thể người?

Như đã đề cập ở trên, virus gây bệnh zona thần kinh cũng chính là virus gây thủy đậu và có thể ở hệ thần kinh trong một thời gian dài.

Bệnh zona thần kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh - Ảnh 2.

Virus gây bệnh tạo ra những bóng nước mọc trên da của người bệnh

Loại virus này sau khi sống ở trong hệ thần kinh con người sẽ ở trong chế độ "ngủ đông", gần như bị ức chế và kìm hãm khả năng gây bệnh. Sau một thời gian nhất định chúng sẽ "thức tỉnh", bắt đầu di chuyển dọc theo hệ thần kinh đến các vùng da người, tạo ra những các bóng nước tụ lại với nhau thành một nhóm.

3. Những dấu hiệu căn bản để nhận biết bệnh zona thần kinh ở người bệnh

Có nhiều người mắc loại bệnh này nhưng không phải ai cũng có thể sớm nhận biết được. Với những vết mụn nước gây trên da đã khiến nhiều người hiểu lầm và cho rằng đó chỉ là những hiện tượng bình thường. Vậy nên dưới đây là một số dấu hiệu về bệnh zona thần kinh mà bạn nên biết:

Người mắc bệnh zona thì điều đầu tiên họ cảm nhận được chính là sự đau rát trên những mảng da. Tiếp đến những phát ban đỏ có đặc điểm tiêu biểu sau: mụn nước mọc trên da rất dễ vỡ và bên trong có chứa dịch, phát ban chủ yếu ở xung quanh mình, cột sống, má và tai, gây cảm giác ngứa cho người bệnh.

Người mắc bệnh zona thần kinh bên cạnh cảm thấy tấy rát, đau từ các vết phát ban họ còn phải chịu đựng thêm những triệu chứng của loại bệnh này, điển hình chính là: cơ thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu chóng mặt, yếu cơ, cảm thấy ớn lạnh và sốt.

Đặc biệt, trong một vài trường hợp thì những triệu chứng của bệnh diễn biến theo hướng nghiêm trọng hơn. Theo đó, những cơn đau và các vết phát ban ở gần mắt cần phải được điều trị nhanh nhất có thể, tránh gây thương tật mắt về sau. Có thì tai đau và mất thính lực, vị giác không cảm nhận được hương vị.


Bệnh zona thần kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh - Ảnh 4.

Những dấu hiệu cơ bản của bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh là loại bệnh phổ biến, không ảnh hưởng đến tính mạng người khác. Chính vì vậy mà mọi người thường chủ quan khi mắc bệnh, tự mua thuốc ở tiệm hoặc sử dụng thuốc dân gian để tự chữa cho mình mà không đi khám. Với suy nghĩ ấy nên bệnh zona càng có cơ hội phát triển để tạo ra những mầm mống khác trên cơ thể bạn.

4. Điều trị bệnh zona thần kinh như thế nào?

Điều trị zona thần kinh tốt nhất là trong vòng 48 giờ tính từ khi có tổn thương da. Nếu điều trị trong vòng 1 tuần đầu thì kết quả cũng khá tốt. Nếu người bệnh điều trị càng muộn, nguy cơ biến chứng càng nhiều.

Trường hợp điều trị muộn hoặc điều trị sớm mà không đúng thuốc hoặc đúng thuốc mà không đủ liều thì cũng coi như chưa được điều trị.

Bệnh zona thần kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh - Ảnh 5.

- Liệu pháp đầy đủ trị bệnh zona thần kinh bao gồm:

- Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm;

- Thuốc làm dịu da;

- Thuốc chống nhiễm khuẩn và thuốc kháng virut.

Với thuốc kháng virut cần dùng càng sớm càng tốt từ khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh zona thần kinh để đạt hiệu quả điều trị cao. Uống thuốc kháng virut như: acyclovir, valacyclovir và famciclovir, có thể là giảm thời gian phát ban và đau, bao gồm cả đau sau tổn thương. Thuốc có tác dụng phụ như nôn hoặc tiêu chảy ở khoảng 3-4% các trường hợp. Bệnh nhân có thể suy giảm chức năng thận thì phải chỉnh liều cho phù hợp.

Về thuốc giảm đau như: acetaminophen và ibuprofen, naproxen... Nếu bệnh nhân cảm thấy đau cấp trong lúc bệnh đang tiến triển thì có thể uống thêm các thuốc giảm đau thần kinh phối hợp như: gabapentin hoặc pregabalin trong thời gian từ 01 cho đến 03 tuần.

Uống thuốc kháng histamin (clopheniramin, diphenhydramin, promethazin, dimenhydrinat...), có thể dùng kèm kem chống ngứa hoặc lotion calamin để làm dịu các cơn ngứa tại tổn thương da.

- Các corticoid đường uống, bôi có thể được dùng để giảm viêm.

Khi tổn thương da ướt, tiết dịch nhiều thì bôi các chế phẩm dạng dung dịch như jarish, dalibour, các dung dịch kháng sinh. Khi tổn thương da khô hơn thì có thể bôi kem acyclovir. Nếu bệnh bị nhiễm trùng thì bôi thêm các mỡ kháng sinh như foban, bactroban. Có thể chiếu laser He-Ne một đợt để góp phần giảm viêm, giảm đau và hạn chế sẹo.

Thuốc chủng ngừa varicella-zoster có thể giúp ngăn ngừa bệnh zona thần kinh ở người trên 60 tuổi, người đã bị bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, nó không nhằm tác dụng để chữa trị cho những người đang có bệnh.

 5. Người mắc bệnh zona thần kinh phải làm gì?

- Zona không kiêng nước và gió như nhiều người vẫn tưởng. Người bệnh hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường, nhưng tuyệt đối không được gãi, chà xtas tay tác động trực tiếp lên vùng da bị bệnh.

Bệnh zona thần kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh - Ảnh 7.

Bệnh Zona thần kinh không kiêng nước và gió như nhiều người vẫn tưởng.

- Tuyệt đối không đắp đậu xanh, gạo nếp hoặc các thuốc nam dân gian truyền miệng. Các phương pháp này đều phản khoa học, không những không khỏi bệnh mà còn kéo theo nguy cơ bội nhiễm da, gây loét và kích ứng nặng hơn,...

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với da của người bị bệnh với những người chưa từng bị thủy đậu, những người đang bị ốm và những người có hệ miễn dịch kém.

Bệnh zona thần kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh - Ảnh 8.

Không gãi, chà xát vì sẽ để lại sẹo và tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn thứ phát.

- Không gãi, chà xát vì sẽ để lại sẹo và tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn thứ phát. Bạn chỉ nên dùng thuốc uống giảm đau và thuốc bôi để dịu cơn ngứa.

Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc những hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc đúng cách. Nếu trình trạng bệnh của bạn có xu hướng trầm trọng hơn hay xuất hiện các triệu chứng mới khác, cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và được xử lí kịp thời.Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã phần nào hiểu rõ về những dấu hiệu của bệnh zona thần kinh để có sự chăm sóc đúng đắn cho bản thân và những người thân xung quanh.



Tác giả: Văn Nho