Bệnh xoắn buồng trứng hay buồng trứng xoắn (Ovarian torsion hoặc adnexal torsion) là bệnh xảy ra khi buồng trứng lật và xoắn, khiến nguồn cung cấp máu cho buồng trứng bị cắt đứt, gây ra tình trạng đau bụng dưới dữ dội.
Nói cách khác, bệnh xoắn buồng trứng khiến buồng trứng và dây chằng treo chúng bị "rối" lại, gây ảnh hưởng tới nguồn cung cấp máu.
Trên thực tế, có tới hơn 65% trườn hợp là xoắn phần phụ, bao gồm xoắn buồng trứng và vòi trứng. Bệnh xoắn buồng trứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Thông thường, bệnh xoắn buồng trứng không gây ra các triệu chứng đặc hiệu, gây khó khăn trong việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Biểu hiện thường gặp nhất của bệnh là đau khu trú dữ dội ở bụng dưới. Trong một số trường hợp, đau có thể lan rộng đến sườn dưới hoặc vùng háng cùng bên.
Ngoài ra, người bị bệnh xoắn buồng trứng cũng thường gây ra sốt, buồn nôn và nôn mửa. Trong một số trường hợp, bệnh gây ra các cơn đau khởi phát đột ngột, xuất hiện và biến mất trong một thời gian ngắn, do xoắn và tháo xoắn liên tục.
Bệnh xoắn buồng trứng dễ gây nhầm lẫn với nhiều loại bệnh khác (Ảnh: Internet)
Các triệu chứng của bệnh xoắn buồng trứng thường không nổi bật, rất dễ gây nhầm lẫn với các loại bệnh khác như viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm vùng chậu, đau quặn thận, nang hoàng thể, lạc nội mạc tử cung...
Về sinh lý bệnh, xoắn buồng trứng có khả năng gây ra tổn thương tĩnh mạch và động mạch phát sinh phù lan tỏa, căng vỏ bao và tăng áp lực trong buồng trứng, huyết khối động mạch, thiếu máu và nhồi máu.
Nguy hiểm hơn, bệnh xoắn buồng trứng không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiễm trùng và viêm. Bệnh cũng có nguy cơ làm phát sinh nang lớn và làm nang trưởng thành lành tính bị quái dạng, xuất huyết nang, u nang tuyến, xuất hiện nhiều nang lớn ở buồng trứng, kích thích buồng trứng,...
Tiến hành siêu âm để phát hiện bệnh xoắn buồng trứng (Ảnh: Internet)
- Nguy cơ xoắn buồng trứng ở mọi lứa tuổi là như nhau:
Theo các nhà khoa học, nguy cơ xoắn buồng trứng thường cao hơn ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và giảm dần theo thời gian. Thực tế, càng gần tới tuổi mãn kinh, buồng trứng của phụ nữ càng nhỏ lại, làm giảm nguy cơ bị xoắn hoặc lật buồng trứng cũng như bệnh u nang buồng trứng xoắn, ngoại trừ trường hợp có nhiều u nang.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc trẻ em gái và phụ nữ đã mãn kinh có thể chủ quan trước bệnh xoắn buồng trứng. Thực tế, nữ giới ở các độ tuổi này có tỉ lệ mắc bệnh không hề nhỏ, thậm chí có cả các trường hợp xoắn buồng trứng bẩm sinh.
- Số nang không ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bệnh:
Thực tế, người có số nang càng nhiều thì nguy cơ xoắn buồng trứng càng cao. Nói cách khác, mỗi u nang có thể trọng lượng buồng trứng bị thay đổi, dẫn đến lật, xoắn. Đặc biệt, người mắc Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có nguy cơ bị bệnh xoắn buồng trứng rất cao.
Các u nang có thể khiến buồng trứng bị mất cân bằng, dẫn đến xoắn, lật (Ảnh: Internet)
Mặc dù hầu hết các u nang là lành tính, nhưng vẫn có khả năng xuất hiện nang khuyết tật gây ung thư. Do đó, người có nang cần can thiệp y tế càng sớm càng tốt, nếu xảy ra xoắn buồng trứng thì cần thực hiện phẫu thuật nội soi.
- Nhiều hành động vô tình làm tăng nguy cơ xoắn buồng trứng
Theo các chuyên gia, chị em chỉ nên duy trì tập luyện thể dục thể thao vừa sức, tránh vận động quá sức để hạn chế nguy cơ xoắn buồng trứng. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị vô sinh cũng có thể tăng kích thước buồng trứng, trứng mọng hơn, tăng nguy cơ xoắn, lật. Khi sử dụng các loại thuốc này, phụ nữ cần thường xuyên theo dõi để hạn chế các nguy cơ nguy hiểm.
Tóm lại, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, có nguy cơ mắc bệnh xoắn buồng trứng, phụ nữ cần tới các cơ sở y tế để kiểm tra. Nếu mắc bệnh, việc chữa bệnh được thực hiện càng sớm thì càng có hiệu quả cao, hạn chế rủi ro liên quan đến khả năng sinh sản của nữ giới.