Bệnh xơ gan ở người cao tuổi và những điều cần biết

Bệnh xơ gan ở người cao tuổi và những điều cần biết
Xơ gan là bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, nhưng nhiều nhất là ở người cao tuổi. Do sự lão hóa của cơ thể nên bệnh xơ gan ở người cao tuổi thường nghiêm trọng và tiến triển nhanh hơn so với thanh thiếu niên, người trẻ tuổi.

Bệnh xơ gan ở người cao tuổi thường phức tạp và phát triển nhanh chóng hơn so với thanh thiếu niên, người trưởng thành. Điều này là do cơ thể của họ đã lão hóa, các chức năng gan, khả năng đề kháng và sức khỏe cũng giảm sút, không thể hoạt động mạnh với cường độ cao.

1. Bệnh xơ gan là gì?

Xơ gan là tình trạng mô gan được thay thế bằng các mô xơ, sẹo hay nốt tân sinh. Các mô này khiến gan co lại, bị chèn ép từ đó làm gián đoạn sự lưu thông của máu trong thế bào gan.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh như do viêm gan virus, rượu bia, ứ mật kéo dài, dùng thuốc hay rối loạn chuyển hóa… Bệnh xơ gan ở người già rất dễ xảy ra biến chứng hơn do sức đề kháng và sức khỏe của họ yếu hơn những người bình thường. Do đó, ngay sau khi phát bệnh cần có những phương pháp điều trị sớm.

2. Triệu chứng của bệnh xơ gan ở người cao tuổi

Người cao tuổi mắc bệnh xơ gan rất có thể do biến chứng chứng của gan nhiễm mỡ hay viêm gan B. Dưới đây là những triệu chứng xơ gan ở người cao tuổi mà bạn cần chú ý:

- Vàng da: Tỷ lệ phát sinh vàng da ở người già bị xơ gan rất cao. Biểu hiện vàng da cho thấy các hoại tử đã tiến triển đến tế bào gan đồng thời thể hiện năng lực chuyển hóa chức năng gan của người cao tuổi cũng kém đi. Đặc biệt, các đường ống dẫn mật cũng có khả năng cao bị tắc nghẽn ác tính.

Bệnh xơ gan ở người cao tuổi và những điều cần biết  - Ảnh 2.

Vàng da ở người cao tuổi - Ảnh Internet

- Vàng mắt: Vàng mắt cũng là biểu hiện của bệnh xơ gan ở người già. Do vậy, khi thấy có những dấu hiệu này cần lưu tâm và đi kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện.

- Chán ăn, mệt mỏi: Chán ăn, mệt mỏi, sút cân không rõ lý do. Nhất là những người lớn tuổi thường xuyên mất ngủ.

- Sao mạch: Sao mạch là dấu hiệu xuất hiện của những đốm màu đỏ hình ngôi sao ở vùng cổ, ngực, lưng của người lớn tuổi. Nếu thấy người nhà có dấu hiệu này, bạn nên xem xét và cho đi kiểm tra vì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh xơ gan.

- Xuất hiện tuần hoàn bàng hệ: Tuần hoàn bàng hệ là hiện tượng hệ thống tĩnh mạch nổi lên dưới da bụng, ngực, mạn sườn của người bệnh. Dấu hiệu này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, ngay cả khi đang ngồi, hoạt động bình thường.

- Tràn dịch màng bụng và phù nề: Xơ gan ở người cao tuổi thường kèm theo biểu hiện tràn dịch màng bụng và phù nề. Điều này làm khả năng tổng hợp albumin giảm và trạng thái dinh dưỡng kém. Ngoài ra, xơ gan còn thường gặp ở các biến chứng về nhiễm trùng, chứng sỏi gan, bệnh não gan, xuất huyết đường tiêu hóa, bệnh lao…

3. Biến chứng của bệnh xơ gan ở người cao tuổi

Biến chứng xơ gan ở người cao tuổi thường gặp nhất là:

- Nhiễm trùng.

- Não gan.

- Chứng sỏi gan.

- Bệnh lao.

Bệnh xơ gan ở người cao tuổi và những điều cần biết  - Ảnh 3.

Bệnh lao ở người cao tuổi - Ảnh Internet

- Xuất huyết đường tiêu hóa trên.

Không bị vậy, mắc bệnh này, người già còn dễ tăng áp lực tĩnh mạch cửa dẫn đến chảy máu ồ ạt do vỡ tĩnh mạch thực quản. Đặc biệt là có thể dẫn đến ung thư tế bào gan và tử vong cao.

4. Cách phòng ngừa biến chứng bệnh xơ gan ở người cao tuổi

Đối với người cao tuổi, biến chứng xơ gan thường xảy ra nhiều và có mối nguy hiểm cao, nhất là nhiễm trùng hay bị xuất huyết đường tiêu hóa. Do vậy mà người nhà cần tích cực phòng ngừa và khống chế bệnh hiệu quả bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh. Đặc biệt, để tránh biến chứng có thể xảy ra, người già mắc xơ gan cần theo dõi tại bệnh viện để có hướng điều trị tích cực nhất.

5. Điều trị bệnh xơ gan ở người cao tuổi

Người cao tuổi mắc bệnh xơ gan có sức đề kháng, sức khỏe kém và một số chức năng sinh lý bị suy giảm. Do đó cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi bệnh nhân để có thể điều chỉnh cách điều trị phù hợp.

- Tăng cường sử dụng các liệu pháp: Ở những bệnh nhân cao tuổi, một số chức năng sinh lý sẽ bị suy giảm, sức khỏe lại không còn đảm bảo như trước nên cần có sự tăng cường của các biện pháp duy trì. Ví dụ, có thể sử dụng huyết tương hay chế phẩm protein và acid tổng hợp để truyền cho người bệnh theo thời gian định kỳ. Việc sử dụng các biện pháp duy trì này sẽ giúp người già tăng cường thể chất đồng thời phòng ngừa tình trạng xuất huyết có thể xảy ra.

- Điều trị phòng ngừa các biến chứng thường gặp của bệnh: Các biến chứng xơ gan ở người lớn tuổi thường xảy ra nhiều hơn người bình thường. Vì vậy cần có những phương pháp điều trị phòng ngừa và ngăn chặn nhiễm trùng. Tốt nhất nên lựa chọn các loại thuốc kháng sinh với liều lượng vừa phải để sử dụng. Tuy nhiên, cũng tránh các loại thuốc điều trị bệnh xơ gan có hại cho gan và thận.

- Sử dụng thuốc điều trị xơ gan liều lượng thấp: Do một số chức năng ở người già đã bị giảm sút nên việc chuyển hóa thuốc ở gan cũng kém hơn. Vì vậy người già không nên áp dụng phương pháp này thường xuyên.

Bệnh xơ gan ở người cao tuổi và những điều cần biết  - Ảnh 4.

Sử dụng thuốc điều trị xơ gan - Ảnh Internet

- Ăn uống, sinh hoạt điều độ: Người cao tuổi bị xơ gan cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Nên tránh xa các chất kích thích gây ra bệnh xơ gan như thuốc lá, bia rượu, cà phê...

6. Các xét nghiệm cần làm để kiểm tra tình trạng xơ gan ở người cao tuổi?

Để có thể kiểm tra, xác định rõ tình trạng xơ gan ở người già. Hãy thực hiện các xét nghiệm bệnh xơ gan ở người cao tuổi sau:

- Xét nghiệm máu để chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh xơ gan.

- Xét nghiệm viêm gan B, C để tìm ra nguyên nhân gây xơ gan.

- Siêu âm bụng để tầm soát và phát hiện có mắc ung thư gan hay không. Nếu bụng có nước, phải chọc hút dịch trong ổ bụng để làm xét nghiệm.

- Nội soi dạ dày để phát hiện tĩnh mạch thực quản có bị phình hay giãn ra hay không?

- Sinh thiết gan giúp đánh giá mức độ hư hại và xơ hóa gan ở người bệnh.

Xơ gan ở người cao tuổi là bệnh lý rất thường gặp. Do đó việc bổ sung các kiến thức bổ ích hơn về bệnh xơ gan để phòng tránh và điều trị cho người thân trong gia đình là điều cần thiết và nên làm.


Tác giả: Lê Thọ Hưng