Viễn thị là tật khúc xạ ở mắt gây ra dao trục mắt quá ngắn hoặc giác mạc quá xẹp. Trẻ em mới sinh hầu như đều viễn thị từ 2 đến 3 độ. Thông thường chiều dài mắt tăng dần lên khi trẻ lớn dần và mắt sẽ không còn viễn thị nữa khi trẻ đạt đến tuổi thanh niên. Tuy nhiên, ở một số người, quá trình không diễn ra như vậy gây ra viễn thị.
Viễn thị cũng có thể xuất hiện do sử dụng mắt ở cự ly không đúng quá thường xuyên, trong thời gian dài khiến giác mạc mất độ đàn hồi nên hình ảnh mắt nhận được bị lùi về sau võng mạc. Người già, độ khúc xạ ở thể thủy tinh giảm, cũng có thể mắc viễn thị.
Đối với trẻ dưới 3 tuổi viễn thị chưa gây ra triệu chứng nào quá khó chịu và trẻ cũng chưa biết bộc lộ cảm xúc qua lời nói quá nhiều nên khá khó phát hiện bệnh. Tuy nhiên, nếu cha mẹ phát hiện ra những biểu hiện lạ ở máy như liên tục dụi mắt, chảy nước mắt nhiều... thì có thể đưa trẻ đi khám nhãn khoa.
Đối với trẻ ở độ tuổi đi học, khi mắc viễn thị sẽ có thể thấy nhức đầu sau buổi học, mắt có thể bị đỏ, hay dụi mắt,...
Ở người lớn, hiện tượng dễ thấy nhất là thấy không rõ khi nhìn gần, nhanh mỏi mắt khi đọc sách, mắt nóng rát và đau đầu sau khi tập trung quá lâu...
Khi có những hiện tượng này, cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được khám và kê đơn cụ thể để ngăn chặn viễn thị tăng độ, giảm thiểu nguy cơ bệnh biến chứng.
Vậy, viễn thị có nguy hiểm không?
Viễn thị có nguy hiểm không? (Ảnh: internet)
Viễn thị về cơ bản là bệnh không quá nguy hiểm. Bệnh sẽ gây một số ảnh hưởng đến cuộc sông và sinh hoạt của người bị viễn thị nhưng thường không dẫn đến mất thị lực hay nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, trong điều kiện nhất định, viễn thị có biến chứng. Vậy khi biến chứng viễn thị có nguy hiểm không?
Các biến chứng thường gặp khi bị viễn thị là lé và nhược thị. Những trẻ viễn thị nặng khi mới sinh có thể biến chứng thành lé khi đạt đến 4 tuổi. Trẻ nhỏ bị viễn thị nặng nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ gây ra nhược thị khiến thị lực sụt giảm đáng kể và không điều trị được nữa.
Thế nên việc chú ý đến các dấu hiệu bất thường trong việc nhìn và các triệu chứng của mắt là vô cùng quan trọng. Càng xác định được bệnh sớm, càng có hướng điều trị sớm thì trẻ càng có nhiều khả năng hồi phục thị lực.
Thông thường, mắt viễn thị sẽ được điều chỉnh bằng việc mang kính gọng hoặc kính tiếp xúc. Nếu phù hợp, người bị viễn thị cũng có thể lựa chọn phẫu thuật phúc xạ để điều trị bệnh tận gốc hơn.