Viêm tủy răng là hiện tượng viêm vùng tủy của răng và các mô bao quanh chân răng, bệnh này có nhiều giai đoạn khác nhau có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Viêm tủy răng là nguyên nhân chính gây đau răng và mất răng vĩnh viễn ở những người trẻ tuổi.
Viêm tủy răng có thể có triệu chứng rõ ràng hoặc không có biểu hiện cụ thể, bệnh có thể phục hồi nhanh chóng hoặc kéo dài trong một thời gian nhất định. Nếu không hiểu rõ về bệnh lý này có thể gây nên những nhầm lẫn trong chẩn đoán như như tủy răng canxi hóa, chóng răng chưa trưởng thành, chấn thương, dùng thuốc gây tê để giảm đau tủy răng. Đây cũng chính là lý do vì sao hầu hết mọi người khi nhắc đến bệnh lý này đều thắc mắc viêm tủy răng có nguy hiểm không?
Viêm tủy răng là hiện tượng viêm vùng tủy của răng (ảnh: internet)
Những triệu chứng thường gặp của viêm tủy răng có thể kể đến như:
Nếu là viêm tủy răng có thể phục hồi bạn sẽ thấy đau răng dữ dội và cảm thấy nhói, thời gian đau kéo dài từ 5-10 phút, sau đó sẽ giảm dần. Khi ăn những đồ ăn nóng, lạnh, ngọt sẽ có phản ứng ngay lập tức và không ảnh hưởng bởi những thay đổi vị trí cơ thể.
Nếu là viêm tuỷ răng không để đảo ngược bạn sẽ cảm thấy đau nhói, những cơn đau tự phát có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Giai đoạn đầu dễ bị kích thích do nóng hoặc lạnh, sau đó những con đau chỉ xuất hiện khi tiếp xúc với nóng và nếu được tiếp xúc với lạnh những cơn đau này sẽ giảm. Những con đau cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi vị trí cơ thể, thậm chí ảnh hưởng đến dây chằng và các cơn đau khu trú. Những cơn đau này sẽ nặng hơn vào ban đêm
Bên cạnh đó, bị viêm tủy răng mạn tính, cơn đau khởi đầu khá đột ngột, răng nhạy cảm khi bị chạm hay gõ vào, xuất hiện mủ và sưng ở các mô. Ngoài ra, khi bị viêm tủy răng sẽ xuất hiện sốt không rõ nguyên nhân, nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến tim van và các thiết bị giả. Nếu mẹ bầu bị viêm tủy răng có thể sinh non, em bé sinh ra nhẹ cân và dễ mắc phải các bệnh về tim mạch.
Viêm tủy răng sẽ gây nên những con đau dữ dội (ảnh: internet)
Bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa khi thấy xuất hiện những dấu hiệu sau:
Xuất hiện những cơn đau không liên quan đến vị trí răng bị ảnh hưởng, tình trạng này sẽ nặng và đau hơn khi bạn tựa lưng hay nằm xuống
Răng trở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích bởi nóng hoặc lạnh, khi đó răng có thể đau nhói hoặc không đổi.
Màu sắc răng bị thay đổi, nướu hoặc mặt bị sưng
Nếu cơn đau giảm xuống nhưng kéo dài, có thể bạn đã gặp phải một số vấn đề răng miệng như đau mạn tính. Khi đó, việc điều trị không đúng cách có thể gây áp xe quanh chóp răng, lâu dần, răng sẽ được nâng cao so với ổ răng và bạn sẽ thấy răng của mình cao hơn khi căn xuống. Lúc này, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra.
Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây nên viêm tủy răng, tuy nhiên vẫn còn những tác nhân vật lý khác, chủ yếu là do việc phân tán vi khuẩn, chấn thương do chịu tác động vào răng gây lộ buồng tủy, tạo điều kiện để các vi khuẩn tấn công vào.
Đến gặp bác sĩ ngay khi có những biểu hiện bất thường (ảnh: internet)
Ngoài ra, các trường hợp bị nhiễm trùng ngược cũng có thể gây viêm tủy răng, trong trường hợp này nếu không chữa trị kịp thời có thể gây chết tủy, nhiễm trùng lan rộng qua lỗ đỉnh ở mô quanh chóp.
Việc điều trị các bệnh về răng miệng không đúng cách hay chấn thương răng cũng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm tủy răng.
Bệnh viêm tủy răng có nguy hiểm không là quan tâm của rất nhiều người, bởi ngày có càng nhiều người mắc phải các bệnh lý về răng miệng. Viêm tủy răng ngày càng trở nên phổ biến nhất là những người có thói quen vệ sinh răng miệng không đảm bảo hay những người có vết mổ trong khoang miệng.
Viêm tủy răng không chỉ gây đau mà còn lan rộng ra ngoài và gây nên những biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng như nhiễm khoang mạc sâu vùng đầu và cổ.
Bất cứ ai cũng có thể trở thành đối tượng của bệnh viêm tủy răng và để kiểm soát bệnh các bạn nên thực hiện giảm thiểu các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: vệ sinh răng miệng kém, chế độ ăn uống không khoa học, thức ăn chứa nhiều đường, ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh,..
Để phát hiện viêm tủy răng các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm như gõ, sờ, nhạy nhiệt, xét nghiệm tủy điện, chụp X-quang.
Nếu trong trường hợp tủy răng có thể phục hồi sẽ được điều trị bằng cách loại bỏ những sâu răng hiện diện, đặt bảo vệ tủy thích hợp và cả ở những nơi có thể phục hồi vĩnh viễn về sau.
Đánh răng đúng cách để phòng bệnh viêm tủy răng (ảnh: internet)
Nếu trong trường hợp viêm tủy răng không thể phục hồi có thể tiến hành điều trị tủy hoặc nhổ răng.
Bên cạnh đó nên xây dựng thói quen khoa học để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm tủy răng như tránh ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng, đánh răng sạch sẽ sau khi ăn, xây dựng chế độ ăn uống với mức carbonhydrate phù hợp.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh viêm chân răng cũng như giải đáp thắc mắc viêm tủy răng có nguy hiểm không? Để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình, các bạn hãy thực hiện khám nha khoa định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường và xử lý hiệu quả hơn.