Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em là tình trạng sưng tấy thanh quản và khí quản ở trẻ. Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ từ 6 tháng - 3 tuổi và thường xuất hiện vào thời điểm từ tháng 10 của năm trước cho đến tháng 3 năm sau.
Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi thường dễ dàng mắc bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em (nguồn: Internet)
Nguyên nhân gây bệnh thường là do dị ứng, do vi khuẩn, do nuốt phải chất kích ứng nhưng lí do hàng đầu vẫn do vi rút gây ra. Một số loại vi rút gây bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em là vi rút parainfluenza, vi rút hợp bào hô hấp (RSV), vi rút adeno, vi rút gây bệnh cảm sốt.
Hiện nay, bệnh viêm thanh khí phế quản thường được điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, có một số trường hợp nặng phải nhập viện.
Triệu chứng bệnh rõ ràng nhất là sưng cổ họng và thanh quản, làm biến đổi tiếng nói của bé khi ho. Đặc biệt bé sẽ có biểu hiện ho khan và khàn, tiếng ho ông ổng rất dễ phát hiện. Các bác sĩ có thể chỉ cần dựa vào tiếng ho của bé để đoán bệnh.
Trẻ thường mắc bệnh cảm cúm trước và sẽ có triệu chứng của bệnh viêm thanh khí phế quản sau, bệnh sẽ trở nặng vào ban đêm. Bé bị sốt nhẹ, khó thở, tiếng thở khò khè và có tiếng rít.
Bệnh trở nặng trong 2 – 3 đêm đầu tiên và được điều trị khỏi hẳn chỉ trong khoảng 1 tuần.
Cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ mắc bệnh vì bệnh này rất dễ điều trị. Các bác sĩ đã nghiên cứu ra các loại vaccine phòng sởi, Hib, bạch cầu giúp trẻ phòng ngừa căn bệnh viêm thanh khí phế quản nhanh chóng.
Trẻ thường tiêm vaccine để phòng bệnh (nguồn: Internet)
Căn bệnh này của bé sẽ biến mất trong khoảng 1 tuần mà không để lại hậu quả gì, tuy nhiên, nếu bé bị nặng, nó có thể dẫn đến khó thở nghiêm trọng.
Khi trẻ có dấu hiệu viêm thanh khí phế quản, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay để có được chẩn đoán kịp thời. Những triệu chứng bệnh có thể xuất hiện khi trẻ nằm, đặc biệt là bé bị khó thở và có tiếng thở khò khè thì cần đưa tới bệnh viện ngay lập tức. Triệu chứng trên có thể chỉ là một phần của bệnh ho, nhưng nó xuất hiện ngay cả khi bé nằm nghỉ thì có nghĩa là bé đang bệnh nặng và việc sưng cổ có thể làm bé bị đe dọa đến tính mạng.
Khi cha mẹ thấy trẻ có dấu hiệu khó thở nặng, chảy nước dãi, môi và da bị tím tái thì hãy đưa bé đến bệnh việm để cấp cứu kịp thời nhé.
Không giống như các bệnh về đường hô hấp cần điều trị bằng thuốc, bệnh viêm thanh khí phế quản được điều trị bằng cách rất "độc", đó là sử dụng hơi ấm để chữa bệnh.
Hơi ấm có khả năng giúp làm giảm nhanh chóng những triệu chứng của bệnh viêm thanh khí phế quản. Những cách sau đây sẽ hướng dẫn cha mẹ cách làm bé nhanh khỏi bệnh, giúp giảm các các triệu chứng tốt hơn:
- Khi bé có biểu hiện khó thở, tức ngực, cha mẹ nên cho bé vào phòng tắm và xả nước ấm vào chậu, cho hơi nước ấm bốc lên bao trùm toàn bộ phòng tắm, đóng kín cửa lại. Cha mẹ cho trẻ ở trong phòng tắm khoảng 20 phút, đến khi hơi ấm tan đi thì đưa trẻ ra ngoài. Cần chú ý nhắc trẻ phải ngồi thẳng lưng để tăng hiệu quả trị bệnh, đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cũng cần bế bé ngồi thẳng lưng.
Cha mẹ nên quan tâm chăm sóc trẻ để các bé có sức khỏe tốt (nguồn: Internet)
- Bạn nên mua thêm loại máy tạo độ ẩm không khí và đặt trong phòng của trẻ để duy trì độ ấm giúp bé dễ thở hơn. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý làm sạch máy sau mỗi lần sử dụng để ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn và nấm mốc.
- Khi trẻ bị sốt, bạn nên cho trẻ uống acetaminophen hoặc inbuprofen thay vì uống aspirin vì nó gây hội chứng Reye ở trẻ. Hội chứng này hiếm gặp nhưng nếu trẻ mắc phải sẽ rất nguy hiểm.
- Trẻ em nên đi dạo vài vòng vào tối trước khi đi ngủ, không khí lúc này rất mát mẻ nên sẽ giúp thông dẫn khí cho cơ thể bé. Trẻ sẽ được thở một cách dễ dàng hơn.
Cha mẹ cần tìm hiểu thông tin về bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em để có cách phòng ngừa và điều trị bệnh cho trẻ hiệu quả. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cha mẹ hãy đưa con đi khám kịp thời để được chẩn đoán bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.