Tai giữa là vùng không gian ở phía sau màng nhĩ, có chức năng truyền tải âm thanh từ bên ngoài vào phía tai trong.
Viêm tai giữa là một nhóm các bệnh ở tai giữa, là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào gây nên. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em với tỷ lệ mắc cao hơn người lớn.
Viêm tai giữa là một nhóm bệnh về tai
Xem thêm:
- Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
- Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa ở người lớn
Các nguyên nhân gây viêm tai giữa bao gồm:
- Ở trẻ em: cấu trúc vòi nhĩ chưa phát triển đầy đủ, kích thước ngắn. Do đó, các loại dịch tiết ở họng, mũi và vi khuẩn dễ lan đến tai và gây bệnh.
Những trẻ đang mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm amidan, viêm họng,... có nguy cơ mắc viêm tai giữa cao hơn trẻ em khỏe mạnh.
- Ở người lớn: nguyên nhân gây viêm tai giữa gồm: nhiễm khuẩn từ một số bệnh khác như viêm phổi, viêm xoang, viêm mũi, viêm tai ngoài, hoặc do vệ sinh tai chưa đúng cách như dùng vật nhọn để ngoáy tai, khiến vùng tai giữa bị tổn thương.
Những người làm việc trong môi trường kém vệ sinh, thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn hoặc tắm bằng nguồn nước không đảm bảo cũng có nguy cơ cao bị viêm tai giữa.
Có 3 dạng bệnh viêm tai giữa:
Viêm tai giữa cấp là một bệnh nhiễm trùng khởi phát đột ngột thường với triệu chứng đau tai. Viêm tai giữa cấp thường khởi phát nhanh chóng trong thời gian ngắn. Viêm tai giữa cấp điển hình chính là sự ứ đọng dịch trong tai giữa kèm theo các dấu hiệu hay triệu chứng của nhiễm trùng tai. Màng nhĩ bị phình ra kèm theo đau, hay thủng màng nhĩ, thường chảy ra mủ. Ở trẻ em nhỏ đau tai thường làm bé kéo dật tai, khóc nhiều hơn, và ngủ kém. Ngoài ra, còn có khi ta thấy bé sốt và ăn uống kém đi.
Viêm tai giữa cấp là sự viêm nhiễm dai dẳng ở tai giữa. Bệnh này có thể là nguyên nhân đang xảy ra làm tổn thương tai giữa và màng nhĩ, và có thể liên tục chảy dịch qua lỗ thủng màng nhĩ.
Viêm tai giữa có dịch tiết thường không có các triệu chứng cơ năng chỉ điểm. Đôi khi bệnh nhân mô tả một cảm giác đầy nặng tai. Viêm tai giữa dịch tiết được định nghĩa là tình trạng tai giữa nhìn thấy dịch không nhiễm trùng trong hơn ba tháng.
là bệnh viêm tai giữa kéo dài hơn hai tuần và tình trạng này phải gây ra nhiều đợt chảy mủ ra lỗ tai. Đôi khi nguyên nhân là biến chứng từ viêm tai giữa cấp. Bệnh nhân thường hiếm khi thấy đau tai.
Cả ba dạng trên đều có thể liên quan đến tình trạng khiếm thính ở bệnh nhân.
Viêm tai giữa có mủ là một trong 3 dạng bệnh chính
- Đau tai: Đây là dấu hiệu đặc trưng và thường thấy nhất ở những người bị viêm tai giữa. Cảm giác đau tai sẽ xuất hiện nhiều lần trong ngày, đôi khi có cảm giác nhói, giật giật bên tai rất khó chịu. Tình trạng đau có thể lan lên đầu, làm cho một hoặc cả hai bên tai tê cứng, sờ vào cảm thấy nóng, hơi sưng.
- Ù tai: Dấu hiệu này xuất hiện không nhiều, thường thì người bệnh sẽ cảm thấy trong tai có các tiếng ù ù, ong ong như tiếng gió thổi, nhiều nhất là sau khi hắt hơi, hắt xì, xì mũi.
- Giảm thính lực: Do vùng tai giữa có các dịch mủ, chúng sẽ che khuất đường truyền của âm thanh cho nên người bị viêm tai giữa sẽ có cảm giác khó nghe. Thông thường, triệu chứng này chỉ xảy ra ở 1 bên tai.
- Chảy dịch mủ tai: Dịch mủ trong tai sẽ rỉ, chảy ra bên ngoài theo từng đợt hoặc theo ngày, nhất là khi thời tiết thay đổi. Dịch mủ có màu vàng, trong trường hợp viêm tai xương chủm thì mủ sẽ có mùi khó chịu. Nếu có dấu hiệu này thì bạn có thể chắc chắn mình đã bị viêm tai giữa và cần đi thăm khám ngay để tránh các biến chứng phức tạp, nguy hiểm xảy ra.
Đau tai là biến chứng do bệnh viêm tai giữa gây nên
- Khiếm thính: Khi lượng dịch mủ tích tụ quá nhiều trong tai sẽ tạo nên một áp lực lớn đối với màng nhĩ. Nếu màng nhĩ không chống đỡi nổi thì sẽ dẫn đến tình trạng rách, thủng màng nhĩ và lúc này dịch mủ sẽ chảy, tràn ra bên ngoài. Người bệnh viêm tai giữa sẽ có cảm giác khó nghe, thậm chí là bị điếc hoàn toàn.
- Tử vong: Nếu để lâu ngày, vi khuẩn trong dịch mủ sẽ xâm nhập và tấn công vào xương chũm (một phần xương thái dương và xương sọ ngay sau tai), đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân. Ở trường hợp nhẹ hơn, nếu không ăn sâu vào bên trong, vi khuẩn có thể ăn ra phía tai ngoài và gây rò xuất ngoại vùng rãnh sau tai.
- Chậm nói: Biến chứng này chỉ xảy ra ở trẻ em. Do các bé bị giảm thính lực, không nghe được âm thanh bên ngoài nên dẫn đến tình trạng chậm nói, khó nói.
Việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa nhất thiết phải do các thầy thuốc chuyên khoa có kinh nghiệm tiến hành. Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà có cách điều trị khác nhau.
Viêm tai giữa gây nên biến chứng chậm nói ở trẻ
- Giai đoạn đầu, khi màng nhĩ chưa thủng, thường phải dùng kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, chống viêm và giảm xung huyết màng nhĩ, sát trùng mũi họng. Ngoài ra nếu người bệnh bị rối loạn tiêu hóa nặng thì cần được phối hợp điều trị bởi các thầy thuốc nhi khoa. Nếu khám thấy màng nhĩ viêm đỏ, phồng, chứng tỏ có nhiều dịch viêm ứ đọng ở hòm tai thì phải chích rạch màng nhĩ, chủ động tháo bỏ dịch mủ trong tai giữa ra ngoài, không nên để cho mủ tự vỡ, làm thủng màng nhĩ hoặc lan vào xương chũm. Nói chung, trong trường hợp nghi ngờ có mủ thì nên chích rạch màng nhĩ sớm, thà chích rạch sớm còn hơn là chích rạch quá muộn. Vết chích sẽ tự liền lại rất nhanh sau 1-2 ngày.
- Điều trị xử lý triệt để các bệnh liên quan vùng mũi họng như: Viêm amidan, viêm họng, nhiệt miệng, viêm mũi, viêm xoang, viêm quanh răng....
- Giai đoạn muộn, màng nhĩ đã thủng; ngoài các thuốc điều trị toàn thân, cần phải tiến hành làm thuốc tai hàng ngày tại các cơ sở tai mũi họng. Người bệnh sau đó phải được theo dõi tình hình lỗ thủng màng nhĩ bởi các thầy thuốc chuyên khoa.
Tổng hợp