Bệnh viêm phổi thùy thường do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra. Đây là một dạng viêm cấp tính ở một hay hai thùy phổi, phát triển từ từ rồi lan rộng ra toàn bộ.
Nếu để tự nhiên, bệnh có thể tiến triển tới 4 giai đoạn và khiến sức khỏe người bệnh suy yếu.
Giai đoạn một: Lúc này hạch nang chứa dịch huyết thanh, vi khuẩn và bạch cầu hiếm. Phổi bị tắc nghẽn. Một phần phổi màu đỏ tím, một phần có ga. Giai đoạn này người bệnh chưa xuất hiện nhiều triệu chứng của bệnh nên thường chủ quan, không chú ý tới sức khỏe bản thân.
Giai đoạn hai: Đến giai đoạn 2, thường là ngày thứ 3 - 4 sau khi xuất hiện bệnh, thùy phổi sẽ có màu nâu đỏ, khô, cứng. Theo các quan sát thùy phổi dưới kính hiển vi, các chất dịch giàu fibrin, vi khuẩn, bạch cầu và hồng cầu tích tụ trong không gian phế nang. Do sự tích tụ này khiến phế nag dày lên, ngăn cản dòng chảy của máu gây tắc nghẽn và phù nề ở phổi.
Giai đoạn ba: Giai đoạn này thùy phổi có màu xám. Đó là do chất lỏng màu xám nhầy tồn đọng trong phổi, chúng là tổng hợp các bạch cầu dịch (bạch cầu trung tính và đại thực bào) có trong phổi.
Giai đoạn bốn: Đây còn được gọi là giai đoạn phân giải. Các chất dịch trong không gian phế nang sẽ thoát ra, thông qua các mạch bạch huyết và đường hô hấp.
Bệnh viêm phổi thùy thường xuất hiện ở những bệnh nhân đã có các bệnh ức chế miễn dịch hoặc do nhiễm khuẩn trực tiếp tại bệnh viện.
Bệnh thường được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm các vi khuẩn có trong đờm, máu và kiểm tra procalcitonin. Việc xét nghiệm các vi khuẩn là điều cần thiết để xác định bệnh viêm phổi và chúng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm phổi. Nhờ vào điều này mà các bác sĩ có thể lựa chọn loại kháng sinh giúp bệnh nhân chống lại bệnh viêm phổi.
- Đối với các bà mẹ bỉm sữa, các mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ để giúp tăng cường hệ miễn dịch để phòng chống viêm phổi thùy.
- Nên hạn chế rượu bia, đặc biệt là không hút thuốc lá để tránh nguy cơ bị viêm phổi cho bản thân mình và mọi người xung quanh.
- Cần tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là các bệnh phế cầu, ho gà và Hib (Haemophilus influenza type b) và bệnh cúm.
- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh cảm cúm, cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng khác để không bị nhiễm các vi khuẩn, vi rút gây hại.
Hầu hết các trường hợp viêm phổi nhẹ đều được điều trị tại nhà bằng kháng sinh, bệnh viêm phổi thùy cũng vậy. Các loại kháng sinh sẽ được kê đơn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc sau để điều trị bệnh tại nhà: uống thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc giảm đau, dùng paracetamol làm giảm sốt. Đặc biệt là bệnh nhân nên hạn chế làm việc, cần nghỉ ngơi nhiều để mau khỏi bệnh.
Bệnh nhân không nên chủ quan với căn bệnh này, nếu chẩn đoán ra bệnh thì nên gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị bệnh thích hợp. Một số liệu pháp chữa bệnh viêm phổi thùy tại bệnh viện là:
- Tiêm chất lỏng kháng sinh vào tĩnh mạch.
- Áp dụng liệu pháp oxy để đảm bảo bệnh nhân duy trì được lượng oxy cần thiết.
- Phương pháp vật lí trị liệu giúp làm sạch đờm từ phổi cho bệnh nhân.
-Trong tình trạng bệnh nhân bị mất nước hoặc nếu người đó không khỏe để ăn hoặc uống thì cần phải tiến hành truyền chất dịch vào tĩnh mạch.
Viêm phổi có thể mất vài tuần để hồi phục hoàn toàn. Ho có thể diễn ra trong một khoảng thời gian cho đến khi đờm được lấy hết ra khỏi phổi. Đây chính là một phần của quá trình khôi phục.
Nếu ho nặng hơn hoặc cơ thể khó hồi phục, bạn phải đi khám bác sĩ để được kiểm tra thêm. Người hút thuốc nên chụp X quang ngực sau sáu tuần để xác nhận sự hồi phục của phổi.
Những thông tin về bệnh viêm phổi thùy sẽ rất hữu ích cho bạn. Hãy luôn phòng ngừa đúng cách để tránh mắc bệnh nhé.