Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng ở một hoặc cả hai lá phổi do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Nhiễm trùng dẫn đến viêm các túi khí của phổi, được gọi là phế nang. Các phế nang chứa đầy dịch hoặc mủ, gây ra tình trạng khó thở.
Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm trùng phổi, nhưng trẻ em dưới 2 tuổi và người già trên 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do hệ thống miễn dịch yếu hoặc chưa đủ mạnh để chống lại các tác nhân trên.
Ngoài ra, những người có nguy cơ mắc bệnh cao phải kể đến là:
- Những người đang nhập viện, đặc biệt là khi họ đang phải mang 1 cái máy thở
- Những người mắc các căn bệnh mãn tính như hen suyễn, tắc nghẽn phổi, tiểu đường…
- Những người có hệ miễn dịch kém, suy giảm do phải thực hiện hoá trị hay các tiền bệnh liên quan đến cấy ghép nội tạng.
Những thói quen không tốt trong lối sống như hút thuốc hoặc uống quá nhiều rượu bia cũng có thể làm tăng khả năng bị viêm phổi.
Đọc thêm:
- Các phương pháp kiểm tra chức năng phổi tại nhà đơn giản và hiệu quả
- Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tràn dịch màng phổi
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nhẹ hay nặng, giai đoạn đầu hay cuối mà người bị viêm phổi sẽ có những triệu chứng nhất định. Ngoài ra vấn đề về tuổi tác hay sức khỏe tổng quát cũng là yếu tố tác động đến triệu chứng của bệnh.
Những dấu hiệu điển hình ta có thể nhận thấy như:
+ Cơ thể bị thay đổi nhiệt độ: có thể nóng lên dẫn đến sốt hoặc nhiệt độ cơ thể thấp đi và thấy ớn lạnh
+ Thấy khó thở, ho hoặc ho có đờm (đờm là chất dịch nhầy có thể màu xanh nhạt) hoặc chất keo nhầy màu trong hơi đục.
+ Khi ho hoặc thở mạnh có thể dẫn đến đau tức ngực
+ Cơ thể mệt mỏi
+ Đau đầu dẫn đến nôn mửa, hoặc bị tiêu chảy
+ Virus Corona cũng gây ra bệnh viêm phổi.
Vì vậy, khi có các triệu chứng như trên bạn cần liên lạc với y tế và kiểm tra ngay để kịp thời xác định căn bệnh và có những phương pháp chữa trị hiệu quả.
Viêm phổi có thể do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây nên
Viêm phổi do virus thường sẽ nhẹ hơn và các triệu chứng sẽ xảy ra một cách từ từ. Nhưng đôi khi nó cũng trở nên phức tạp hơn khi viêm phổi do vi khuẩn cùng lúc hoặc sau khi bị viêm phổi do virus.
Một số loại virus:
+ Virus cúm
+ Virus cảm lạnh
+ Virus RSV (Thường gây ra viêm phổi cho trẻ từ dưới 1 tuổi)
Viêm phổi do vi khuẩn thường sẽ nặng hơn, cùng với đó, triệu chứng kèm theo có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột cùng lúc, tác động nhiều đến thuỳ phổi và cần phải nhập viện. Nhiễm khuẩn huyết là một trong những biến chứng có thể xảy đến. Thông thường, để điều trị loại bệnh này cần phải dùng thuốc kháng sinh.
Loại vi khuẩn gây nên:
+ Streptococcus pneumoniae
+ Mycoplasma pneumoniae
Viêm phổi do nấm là khi con người hít phải bào tử của nấm dẫn đến viêm nhiễm. Loại bệnh này xảy ra phổ biến hơn đối với người bị suy yếu về hệ miễn dịch và nó thực sự nghiêm trọng, gây ra nhiều biến chứng.
Một số loại nấm:
+ Pneumocystis jirovecii
+ Cryptococcus
Viêm phổi là căn bệnh có thể chữa trị được, nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ khỏi bệnh hoàn toàn trong vòng từ 1 đến 3 tuần và không gây ra biến chứng. Nhưng nếu không điều trị kịp thời, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là gây ra tử vong.
Các biến chứng sẽ dễ xảy ra hơn với những người có hệ miễn dịch kém, đã có tiền sử về bệnh tiểu đường hoặc các loại bệnh mãn tính khác.
Các biến chứng nguy hiểm của viêm phổi khi nhắc tới viêm phổi có nguy hiểm không có thể kể đến như:
+ Khi vi khuẩn xâm nhập vào máu của bạn và gây ra nhiễm trùng huyết, làm suy yếu dần các cơ quan và sốc nhiễm trùng.
+ Khó thở, suy hô hấp nặng và cần đến sự trợ giúp của máy thở
+ Áp xe phổi - là khi xung quanh hoặc bên trong phổi của bạn hình thành một túi mủ hoặc tràn mủ màng phổi
+ Các bộ phận quan trọng của cơ thể như tim, thận, gan bị tổn thương và ảnh hưởng.
+ Trong một số trường hợp có thể gây ra tử vong (từ số liệu thực tế của CDC, vào năm 2019 Hoa Kỳ có đến hơn 44000 người chết do viêm phổi gây nên)
"Có sức khỏe là có tất cả", vì một cơ thể luôn khỏe mạnh, một lá phổi luôn hoạt động tốt, bạn cần phải có những biện pháp phòng chống và chữa trị kịp thời. Một số biện pháp phòng chống bạn cần phải trang bị cho bản thân như:
Khi thấy có bất kỳ triệu chứng, biểu hiện nào được kể trên cần phải theo dõi và thăm khám bác sĩ ngay.
Để ngăn ngừa các bệnh về nhiễm trùng có khả năng gây viêm phổi, có thể dùng các loại vaccine:
+ Haemophilus influenzae (Hib)
+ Phế cầu
+ Ho gà
+ Bệnh cúm
+ Varicella
+ Bệnh sởi
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay hoặc xịt khuẩn trước và sau bữa ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc khi đưa tay lên mặt, miệng.
Hãy duy trì những thói quen tốt của bản thân như tập thể dục thường xuyên, ăn uống các chất lành mạnh để đảm bảo hệ miễn dịch khỏe.
Không sử dụng nhiều các chất kích thích, chất độc hại, bia rượu, thuốc lá để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Mặc dù về cơ bản bệnh viêm phổi không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời nó cũng sẽ làm ảnh hưởng cực kỳ xấu đến sức khỏe của bạn, thậm chí là tử vong. Phổi là cơ quan không thể thiếu của hệ hô hấp và cuộc sống của con người, chỉ cần ngừng hô hấp trên 1p thì bạn có thể sẽ chết cũng giống như cây xanh được coi là lá phổi không thể thiếu của trái đất. Do đó bạn nên tuân theo các biện pháp phòng tránh để có thể giúp cho lá phổi được khỏe mạnh.
Nguồn tham khảo:
1. Everything You Need to Know About Pneumonia
2. Pneumonia
3. Why Pneumonia Can Be Deadly for Some People