Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào?
Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào? Các bác sĩ cho biết, viêm phế quản nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra viêm phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính hay tình trạng bội nhiễm cực nguy hiểm!

1. Viêm phế quản có nguy hiểm không?

Có. Do bệnh không phân biệt tuổi tác, giới tính ai cũng có thể mắc.

Viêm phế quản là bệnh lý tại đường hô hấp có tỷ lệ mắc phổ biến trong cộng đồng, bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng không phân biệt tuổi tác và giới tính của bệnh nhân.

Theo các bác sĩ cho biết viêm phế quản bởi nguyên nhân gây ra là do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm tại đường hô hấp vì thế bệnh không phân biệt ai mới có thể mắc, chỉ một số đối tượng có nguy cơ bị viêm phế quản cao hơn nhóm khác như người sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi; người hút thuốc lá chủ động, hút thuốc lá bị động; người có sức đề kháng kém,...

Ảnh 2.

Người hút thuốc lá có nguy cơ bị viêm phế quản cao hơn (Ảnh: Internet)

Có. Do biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời

Ta cần biết rằng, viêm phế quản nếu có thể phát hiện và được điều trị sớm sẽ có tiên lượng khá tốt và có có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên bất kỳ sự chủ quan nào trong điều trị bệnh viêm phế quản cũng có thể để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với bệnh nhân, thậm chí những hậu quả này có thể tồn tại suốt đời.

Khi bệnh nhân bị viêm phế quản, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nên nhiều biến chứng khác nhau cho sức khỏe bệnh nhân. Sự biến chứng của viêm phế quản có thể ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ, dễ kiểm soát cho đến nặng nề, hay thậm chí có thể gây nguy hiểm tính mạng cho bệnh nhân.

Các biến chứng thường gặp của viêm phế quản:

- Viêm phổi: Đây là một biến chứng khá thường gặp của viêm phế quản do sự lây lan các yếu tố gây viêm từ phế quản xuống phổi, hay gặp trong trường hợp viêm phế quản do nguyên nhân vi sinh vật.

- Hen phế quản: Bệnh nhân viêm phế quản nếu không được điều trị đúng có thể sẽ khiến bệnh chuyển biến thành hen phế quản, gây co thắt phế quản do tăng đáp ứng của phế quản với các tác nhân kích thích.

- COPD: Tình trạng viêm nhiễm xảy ra liên tục có thể khiến lòng phế quản thu hẹp, dẫn đến cả trở lưu thông khí khiến không khí ứ đọng ở phế nang gây nên biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Ảnh 5.

Tình trạng viêm nhiễm xảy ra liên tục có thể khiến lòng phế quản thu hẹp (Ảnh: Internet)

- Bội nhiễm: Đôi khi bệnh nhân viêm phế quản bị bệnh không phải do nguyên nhân vi khuẩn, nhưng do điều trị không tốt hoặc một yếu tố nào đó có thể thúc đẩy sự xâm nhập của vi khuẩn làm bệnh nhân bị bội nhiễm. Tình huống này thường khiến điều trị trở nên khó khăn hơn.

Vì vậy với câu hỏi viêm phế quản có nguy hiểm không thì câu trả lời là có, đây là bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm và tích cực bằng phương pháp phù hợp.

3. Cần làm gì khi bị viêm phế quản?

3.1. Nguyên tắc

Khi bị viêm phế quản cần ghi nhớ một số nguyên tắc sau đây:

- Tiến hành thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt ngay khi mới các các triệu chứng đầu tiên của bệnh để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng.

Ảnh 6.

Thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt để tránh biến chứng (Ảnh: Internet)

- Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ đưa ra, thực hiện nghiêm túc việc sử dụng thuốc về thời gian, liều lượng, loại thuốc,... Không tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định.

- Có chế độ chăm sóc thích hợp để hỗ trợ nâng cao thể chất, sức đề kháng của bệnh nhân.

3.2. Điều trị và chăm sóc

- Điều trị: Các loại thuốc được sử dụng cho bệnh nhân viêm phế quản chủ yếu là các loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm ho (terpin codein, dextromethorphan), thuốc long đờm (acetylcystein), thuốc giãn phế quản, thuốc hạ sốt,... Chỉ sử dụng kháng sinh khi có các dấu hiệu của bội nhiễm (sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn, thay đổi màu sắc đờm,...).

- Chăm sóc: Người bệnh viêm phế quản nên được chăm sóc tích cực để nâng cao thể chất và hỗ trợ điều trị. Quá trình chăm sóc cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin, loại bỏ tối đa các yếu tố nguy cơ gây bệnh (khói thuốc lá, bụi, hóa chất), giữ ấm cơ thể, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để tránh phát tán bệnh.

Trên đây là giải đáp sơ lược cho vấn đề viêm phế quản có nguy hiểm không cùng với các biểu hiện và xử trí khi bị viêm phế quản mà bạn nên biết. Để đảm bảo sức khỏe bản thân, hãy thực hiện tốt các biện pháp dự phòng tích cực bệnh viêm phế quản và điều trị sớm theo đúng phương pháp để tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.


Tác giả: QN