Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau giải thích cho câu hỏi bệnh viêm khớp dạng thấp là gì. Tuy nhiên, về cơ bản, đây là một thuật ngữ chỉ chung cho một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn gây ra trong cơ thể. Bệnh có tên khác là viêm đa khớp dạng thấp.
Căn bệnh này khá phổ biến trong đời sống hiện đại. Nó khiến người bệnh gặp bất tiện trong sinh hoạt và cảm thấy đau đớn trong lao động. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ khiến chất lượng cuộc sống đi xuống.
Người mắc bệnh thường có triệu chứng viêm (sưng, đỏ) dẫn tới đau, sưng hoặc xơ cứng khớp tay, khớp gối, khớp bàn chân và khớp lưng. Không chỉ tác động tới khớp, bệnh còn khả năng làm tổn thương nhiều bộ phận khác như: mắt, da, phổi, tim hay mạch máu.
Khác với viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng tới niêm mạc khớp. Tình trạng viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh sưng đau dẫn tới xói mòn xương và biến dạng khớp. Điều này khiến hoạt động thường nhật bị ảnh hưởng.
Các thống kê đã chỉ ra, trong 100 người trưởng thành sẽ có 1 tới 5 người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Dải tuổi mắc bệnh kéo dài từ 20 tới 40 tuổi. Tỉ lệ phụ nữ (đặc biệt là phụ nữ mang thai) cao hơn nam giới gấp 2 - 3 lần.
Bệnh nhân khi mắc bệnh có thể phải đối diện với nhiều triệu chứng phức tạp, nguy hiểm trực tiếp tới tính mạnh. Vậy nên, việc chủ động tìm hiểu bệnh viêm khớp dạng thấp là gì vô cùng quan trọng và cần thiết với không chỉ riêng ai.
Với mỗi triệu chứng viêm khớp sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Vậy nên, sau khi biết bệnh viêm khớp dạng thấp là gì, bệnh nhân cần tìm nguyên nhân gây bệnh để có phác đồ điều trị thích hợp.
Synovium (một lớp màng bao quanh khớp) sau khi bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch sẽ bị làm dày rồi dần dần dẫn tới tình trạng phá hủy sụn và xương trong khớp. Bên cạnh đó, các dây chằng và gân giữ khớp cũng bị giãn và yếu nên mất tính liên kết và biến dạng.
Khác với nhiều dạng viêm khớp khác, nguyên nhân gây bệnh viêm khớp là gì vẫn là một câu hỏi chưa được các nhà khoa học giải đáp. Dẫu vậy, một số lời cảnh báo vẫn được đưa ra với các yếu tố di truyền liên quan tới gen có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên bệnh nhân.
Về cơ bản, người nắm được bệnh viêm khớp dạng thấp là gì sẽ nắm được bệnh có 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: viêm màng trên khớp khiến bệnh nhân đau và sưng khớp. Số lượng tế bào trong khớp tăng cao do sự dịch chuyển của các tế bào miễn dịch.
- Giai đoạn 2: sự gia tăng và lan truyền của viêm trong mô diễn ra ở mức độ vừa phải. Khoang khớp và sụn bắt đầu bị phá hủy và thu hẹp do sự phát triển của mô xương. Dị dạng khớp thường không xuất hiện trong giai đoạn này.
- Giai đoạn 3: giai đoạn nặng của bệnh. Các khớp bị tổn thương do mất đi sụn khớp làm lộ xương dưới sụn. Lúc này, bệnh nhân thường bị sưng tấy, đau khớp, cứng khớp, khó khăn trong hoạt động, teo cơ, suy nhược cơ thể hoặc xuất hiện các nốt sần dị dạng.
- Giai đoạn 4: giai đoạn bệnh vào thời kì cuối. Quá trình viêm bắt đầu giảm và xuất hiện các mô xơ và xương chùng (xương kết hợp). Các chức năng khớp bắt đầu dừng hoạt động.
Tóm lại, các triệu chứng cơ bản của viêm khớp dạng thấp gồm đau khớp, xơ cứng khớp đặc biệt vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau khi bất động trong thời gian dài. Phải cử động nhiều lần, tình trạng mới bắt đầu suy giảm sau khi đột ngột xuất hiện.
Một vài triệu chứng khác gồm: mệt mỏi, ngứa mắt, bỏng mắt, chán ăn, ngứa ran, chân nổi nhọt, nhịp thở ngắn, yếu, sốt cao hoặc da nổi nốt sần. Khớp có thể bị sưng tấy, nóng, đỏ, mềm và biến dạng.
Ai cũng cần tìm hiểu vấn đề viêm khớp dạng thấp là gì. Bởi đối tượng mắc viêm khớp dạng thấp khá đa dạng với nhiều đặc điểm khác nhau.
- Tuổi: viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người cao tuổi. Tuy nhiên, tỉ lệ người cao tuổi mắc bệnh cao hơn do lúc đó chịu nhiều ảnh hưởng từ các rối loạn chuyển hóa và tích tụ chấn thương.
- Giới: tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm khớp thấp hơn nam giới.
- Di truyền: trong gia đình có người thân mắc bệnh thì tỉ lệ mắc bệnh cũng cao hơn.
- Hút thuốc: tiếp xúc với thuốc lá khiến thúc đẩy quá trình viêm khớp dạng thấp diễn ra nhanh hơn.
- Phơi nhiễm môi trường: tiếp xúc với amiăng hoặc silica tiềm tàng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Thừa cân: tăng sức ép lên các khớp khiến tốc độ mắc bệnh của bệnh nhân (đặc biệt là phụ nữ dưới 55 tuổi) diễn ra nhanh hơn.
- Các bệnh liên quan tới hệ thống miễn dịch hay rối loạn di truyền cũng đẩy mạnh nguy cơ mắc bệnh khớp của mọi người.
Hiện nay khóa học chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Vì vậy, bệnh nhân cần chủ động kiểm tra sức khỏe định kì để phát hiện bệnh sớm và tìm ra phương hướng giải quyết. Những kiến thức khi tìm hiểu bệnh viêm khớp dạng thấp là gì lúc này trở nên vô cùng hữu hiệu.
Các kiến thức giải đáp bệnh viêm khớp dạng thấp là gì cho biết, bệnh rất khó để chẩn đoán chính xác ở giai đoạn đầu. Không có phát hiện vật lý hoặc xét nghiệm máu để xác nhận chẩn đoán bệnh. Chỉ có một số dấu hiệu mơ hồ như sưng khớp hoặc biến dạng khớp.
Hiện nay, để kiểm tra, bác sĩ thường dùng hai cách xét nghiệm máu và xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán.
Người bị viêm khớp dạng thấp thường có protein phản ứng C (CRP) hoặc tốc độ lắng hồng cầu tăng cho thấy quá trình viêm trong cơ thể. Một vài xét nghiệm máu khác tìm kiếm các yếu tố thấp khớp đang xuất hiện.
Xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang giúp theo dõi sự phát triển bệnh theo thời gian. Xét nghiệm MRI và siêu âm giúp theo dõi mức độ nghiệm trọng của bệnh.