Bệnh viêm khớp dạng thấp không chỉ được biểu hiện thông qua các triệu chứng tại khớp.
Bệnh có sự ảnh hưởng nhất định và gây ra các triệu chứng toàn thân cho người bệnh. Cùng tìm hiểu về các biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp qua bài viết sau đây.
Bệnh viêm khớp dạng thấp mãn tính diễn biến qua 2 giai đoạn chính là khởi phát và toàn phát. Triệu chứng của bệnh sẽ có sự khác nhau giữa các giai đoạn và giữa các bệnh nhân. Nhưng nhìn chung, bệnh có thể được nhận biết nhờ những dấu hiệu chung tại các khớp như sau:
Hiện tượng tổn thương mô hoạt dịch ở mũ khớp có thể làm cho mô dày lên và sưng lên. Đi kèm với sưng là tình trạng đau, vị trí và cường độ đau phụ thuộc vào sự phát triển của bệnh.
Ở giai đoạn đầu, cơn đau thường xuất hiện ở các khớp nhỏ và đau theo từng cơn, không kéo dài. Đến giai đoạn toàn phát, tình trạng đau sẽ xảy ra thường xuyên hơn kéo dài hơn. Trong giai đoạn này, ngoài các khớp cơn đau còn lan ra các vùng khác trên cơ thể người bệnh.
Dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh viêm khớp dạng thấp là cứng khớp. Các khớp bị viêm có xu hướng cứng lại và khó di chuyển, đặc biệt là vào buổi sáng sớm. Cơn cứng khớp sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc và có thời gian kéo dài hơn khi bệnh đến giai đoạn toàn phát. Thời gian của cơn co cứng khớp thường dao động từ 30 phút cho đến hơn 1 tiếng.
Hiện tượng này xuất phát từ việc các mạch máu bị viêm dẫn đến tổn thương dây thần kinh. Tình trạng tê và ngứa ran phổ biến ở những bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp kéo dài.
Vị trí ảnh hưởng là điểm đặc trưng nhất để phân biệt viêm khớp dạng thấp với các bệnh khác. Các biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp thường có tính chất đối xứng. Ví dụ, tình trạng sưng, đau hay co cứng sẽ xuất hiện đồng thời ở cả 2 bên của cơ thể.
Biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp khởi phát thường xuất phát tại các khớp như ngón tay, cổ tay, ngón chân. Trái lại, ở thời kỳ toàn phát, bệnh biểu hiện tại các khớp lớn hơn như khớp gối, vai, khuỷu, đốt ngón gần…
Các triệu chứng toàn thân là yếu tố đi kèm với căn bệnh viêm khớp dạng thấp mãn tính. Các triệu chứng này có xu hướng kéo dài theo sự phát triển của bệnh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người bệnh. Người mắc viêm khớp dạng thấp thường phải đối diện với các triệu chứng toàn thân sau đây:
- Mệt mỏi và các biểu hiện gần giống với bệnh cảm cúm.
- Sốt nhẹ.
- Ăn không ngon dẫn đến sút cân.
- Đau nhức các cơ.
- Khó thở hoặc tức ngực do bệnh có sự ảnh hưởng đến tim và phổi.
- Khô, ngứa, chảy nước mắt hay nghiêm trọng hơn là suy giảm thị lực.
- Khô, viêm hoặc nhiễm trùng nướu.
- Xuất hiện các hạt có kích thước nhỏ và không gây đau hình thành bên dưới da.
- Thiếu máu do lượng hồng cầu suy giảm.
Khi phát hiện các biểu hiện bên ngoài nghi là viêm khớp dạng thấp, người bệnh sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm. Các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và tránh nhầm lẫn với các bệnh khác. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này cho thấy mức độ viêm, là yếu tố quyết định của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Mức độ viêm được thể hiện thông qua tốc độ lắng máu (ESR), yếu tố thấp khớp (RF), nồng độ protein phản ứng C (CRP)… Yếu tố thấp khớp (RF) là một loại protein tấn công các mô khoẻ mạnh. Do đó, nếu xét nghiệm cho thấy có yếu tố thấp khớp, thì người bệnh có nguy cơ cao mắc viêm khớp dạng thấp.
Xét nghiệm hình ảnh: Các tổn thương khớp có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm hình ảnh. X- quang, CT- scan, MRI là các phương pháp thường được sử dụng trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.
Xét nghiệm hình ảnh cho thấy hình ảnh các khớp tổn thương và xác định nguyên nhân tổn thương có phải do viêm khớp dạng thấp hay không. Tuy nhiên, bệnh viêm khớp dạng thấp trong giai đoạn đầu rất khó để phát hiện nhờ các phương pháp này.
Khả năng hồi phục của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp phụ thuộc rất lớn vào thời gian điều trị. Do đó, người bệnh cần chú ý đến những biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp để điều trị kịp thời.