Bệnh viêm họng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đơn giản

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Bệnh viêm họng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đơn giản
Viêm họng là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất phổ biến. Mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh viêm họng, do đó việc trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp bạn phòng tránh và điều trị bệnh dễ dàng hơn.

1. Bệnh viêm họng là gì?

Viêm họng là một dạng bệnh viêm nhiễm trùng phổ biến gây đau cổ họng. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi cổ họng của mình đau hoặc rát, đặc biệt là khi nuốt. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần mà không để lại tổn thương, di chứng về sau.

Đau họng là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm họng. Đau họng sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái vì cổ họng sẽ đau hoặc nóng, khiến bạn khó ăn.

Tuy nhiên, đau họng cũng là triệu chứng phổ biến của một số bệnh khác hoặc xảy ra do các tình trạng sức khỏe khác, ví dụ như cúm, sốt và bệnh mononucleosis.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm họng

- Vi khuẩn có thể gây viêm họng là streptococcus pyogenes và streptococcus nhóm A. Ngoài virus và vi khuẩn, viêm họng cũng có thể là do những nguyên nhân sau đây gây ra:

- Dị ứng: Các chứng dị ứng với các gia vị, nấm, bụi và phấn hoa có thể khiến bạn đau họng. Không khí: Không khí bí và nóng trong phòng có thể làm cho cổ họng của bạn cảm thấy khó chịu và ngứa, đặc biệt là vào buổi sáng khi thức dậy. Hít thở không khí này thường xuyên qua miệng khi bạn nghẹt mũi cũng có thể gây bệnh viêm họng.

- Ô nhiễm: Ô nhiễm không khí có thể gây kích ứng cổ họng trong thời gian dài. Ô nhiễm không khí trong nhà do thuốc lá hoặc hóa chất cũng có thể gây ra viêm họng. Hút thuốc lá, uống rượu và ăn thức ăn cay cũng có thể làm đau cổ họng của bạn.

- Căng cơ trong cổ họng: Các cơ trong cổ họng của bạn có thể căng thẳng do bạn luôn hét lên, chẳng hạn như tại các sự kiện thể thao, nói chuyện ầm ĩ hoặc nói chuyện trong một thời gian dài mà không nghỉ ngơi.

Các cơ trong cổ họng của bạn có thể căng thẳng, bởi vì bạn luôn hét lên, chẳng hạn như tại các sự kiện thể thao, nói chuyện ầm ĩ, hoặc nói chuyện trong một thời gian dài mà không được nghỉ ngơi.

- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): GERD là một bệnh đặc trưng bởi cảm giác nóng ở ngực do axit dạ dày tràn vào thực quản. Thực quản là một phần của đường tiêu hóa kết nối miệng và dạ dày, vì vậy trào ngược axit sẽ gây khó chịu ở cổ họng.

- Nhiễm HIV: Đau họng và các triệu chứng cúm khác đôi khi xảy ra sớm hơn ở những người bị nhiễm HIV. Một người bị nhiễm HIV, có thể bị bệnh viêm họng mãn tính hoặc tái phát do nhiễm trùng. 

Nhiễm trùng cổ họng này phổ biến hơn ở người có hệ thống miễn dịch suy yếu. Nhiễm trùng cổ họng này phổ biến hơn ở người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

- Khối u: Các khối u cổ họng, lưỡi và thanh quản có thể gây viêm họng. Các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác có thể bao gồm khàn giọng, khó nuốt, thở dốc, cục u ở cổ và máu trong nước bọt.

3. Triệu chứng của bệnh viêm họng

Cổ họng là nơi giao thoa giữa đường thở và đường ăn uống, bệnh viêm họng cấp thường xảy ra do virus (sởi, cúm, Adenovirus,...) vi khuẩn (tụ cầu, phế cầu, liên cầu) hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột. Vì thế nên rất dễ gây bệnh đau họng, nhất là khi thời tiết chuyển mùa.

Khi mắc bệnh viêm họng, cơ thể bạn sẽ có những triệu chứng sau: Đau họng, sốt, nhức đầu, đau khớp và đau cơ, có thể phát ban da hoặc sưng hạch bạch huyết ở cổ.

Đối với đau họng do sốt, triệu chứng phổ biến là: Hắt hơi, ho, nhức đầu nhẹ và cơ thể sốt với nhiệt độ 38 độ C.

Đối với các triệu chứng đau họng do cúm: Cơ thể mệt mỏi, đau cứng, thân thể nóng lạnh thất thường, sốt trên 38 độ C.

Trong khi đó, các triệu chứng đau họng do mononucleosis là: Các hạch bạch huyết sưng ở cổ và dưới nướu, sưng amidan, nhức đầu, mất ngủ, có thể dẫn tới sưng lá lách hoặc viêm gan.

Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng đau họng làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày của mình, hãy ngay lập tức tham khảo ý kiến của bạn với bác sĩ để được chỉ định đúng loại thuốc theo tình trạng của bạn.

4. Cách chữa bệnh viêm họng tại nhà đơn giản

Từ xa xưa, khi thuốc kháng sinh chưa ra đời, ông cha ta đã biết áp dụng các mẹo nhỏ từ thảo dược dân gian hay thực phẩm giúp điều trị bệnh viêm họng đơn giản, hiệu quả.

Đến nay, cách trị bệnh viêm họng bằng phương pháp tự nhiên vẫn luôn được chuyên gia khuyến khích, chỉ cần cải biến công thức theo cơ địa người hiện đại thì tác dụng vẫn rất hiệu nghiệm.

4.1. Trị viêm họng bằng tỏi

Trong tỏi chứa hoạt chất allicin, đây là một kháng sinh tự nhiên rất mạnh giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh.

Người bệnh có thể ngậm một tép tỏi sống từ 5 tới 10 phút khi họng có cảm giác đau, ngứa để tránh bị nhiễm trùng.

4.2. Rễ cam thảo

Từ nhiều thế kỷ trước, Đông y thường dùng rễ cam thảo để trị đau họng, cách đạt hiệu quả cao nhất là pha với nước và súc miệng.

Gần đây, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng người bị đau họng súc miệng bằng nước rễ cam thảo ít bị tái phát bệnh hơn so với người không dùng.

4.3. Nước muối

Đây là một phương pháp dễ thực hiện nhất nhưng lại đem lại hiệu quả khá cao. Nhờ khả năng sát khuẩn, làm loãng dịch nhầy giúp làm sạch cổ họng nên người bệnh chỉ cần súc họng từ 3 - 4 lần/ngày với nước muối 0,9% sẽ thấy cổ họng tốt hơn.

4.4. Ngủ

Theo chuyên gia, giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe nói chung cũng như căn bệnh viêm họng nói riêng. Khi có dấu hiệu bị đau họng, người bệnh nên ngủ khoảng 10 tiếng/ngày sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị, cơ thể sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn.Thông thường, bệnh viêm họng sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần mà không cần dùng thuốc.

Tuy nhiên, nếu viêm họng đi kèm sốt không khỏi mặc dù đã được điều trị, rất có thể bạn đã bị viêm họng cấp. Đến lúc đó, bạn nên nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ để đưuọc chữa trị kịp thời, tránh để lâu.


Tác giả: Thanh Hoa