- Thức ăn cứng giòn và gây kích ứng: Bánh quy, gà rán, thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ, đậu phộng,… Làm gia tăng cảm giác đau họng, rát họng.
Đừng dung nạp quá nhiều các món ăn được chế biến dưới dạng chiên xào nhiều dầu mỡ, nướng gia vị,… nếu đang bị viêm họng hạt. Lý do được giải thích là những món này có thể khiến đờm tiết ra nhiều hơn, có nhiều góc cạnh dễ gây tổn thương niêm mạc họng khiến triệu chứng bệnh viêm họng hạt tăng nặng.
- Thực phẩm giàu chất axit: Một số loại cây như: cam, chanh, bưởi,… tuy có hàm lượng vitamin C cao nhưng bạn cũng nên tránh. Bởi chúng chứa nhiều axit có thể khiến cổ họng bạn tổn thương nặng hơn.
- Đồ uống có cồn và các chất kích thích: Có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn khi chẳng giúp ích gì mà chỉ khiến bệnh nặng thêm mà thôi.
- Đồ ngọt: Thực phẩm chứa nhiều đường rất vô dụng. Bởi khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm. Làm bệnh viêm họng mãn tính khó mà hồi phục lúc này.
- Đồ cay nóng: Các món ăn nếu thiếu đi các gia vị như tiêu, ớt,… với vị cay sẽ kém phần hấp dẫn hơn. Ngoài ra gia vị có tính cay nóng còn có tác dụng đưa đẩy và có lợi cho hệ tiêu hóa nếu dùng lượng phù hợp. Tuy nhiên, nếu đang bị viêm họng nói chung và viêm họng hạt nói riêng thì dù là người có sở thích ăn cay bạn cũng nên loại bỏ chúng ngay.
- Bị viêm họng hãy kiêng đồ uống lạnh
Bệnh nhân bị viêm họng mãn tính được khuyên uống nhiều nước, song đồ uống lạnh thì phải tránh xa. Uống nước lạnh quá nhiều khiến cổ họng sưng tấy, thương tổn và là nguyên nhân gây viêm họng; đồng thời chúng cũng là "thủ phạm" khiến dấu hiệu viêm họng hạt nặng thêm.
Không chỉ riêng đồ uống, mà ngay cả các thức ăn được ướp lạnh: Kem, chè, yaourt,… cũng không nên ăn lúc này đâu.
- Những loại thức ăn gây kích ứng cổ họng
- Những loại thức ăn gây kích ứng cổ họng như các loại gia vị cay nóng : ớt, tiêu, gừng, tỏi, tương ớt, mù tạc. Những loại gia vị này không chỉ gây kích thích ruột mà còn khiến cho niêm mạc họng bị kích ứng gây tổn thương nặng hơn.
- Thức ăn sống
Khi bị viêm họng mãn tính bạn không nên ăn đồ sống, kể cả các loại rau sống. hãy tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi để không đưa thêm mầm bệnh và vi khuẩn vào trong cơ thể.
Thay vào đó bạn hãy sử dụng những loại nước ép từ rau củ, ăn nhiều các loại nước canh trong bữa ăn, uống đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu nước khiến cổ họng bị khô.
Những người có thói quen hay sử dụng kẹo ngậm, thuốc súc họng thường xuyên ngay cả khi bị đau họng cũng nên hạn chế vì nếu lạm dụng sẽ khiến niêm mạc họng có thể bị khô và gây tổn thương nặng nề hơn.
Để phòng ngừa đợt viêm họng mãn tính tái phát, trước hết cần phải giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nên đánh răng ít nhất 3 lần một ngày, ngậm nước muối nhạt giúp sát khuẩn làm sạch miệng tránh trở thành môi trường cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, chúng ta cần:
+ Uống nhiều nước để miệng không bị khô, tránh sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong miệng.
+ Tránh xa thuốc lá. Hạn chế bia, rượu và đồ uống có cồn.
+ Không nên sử dụng đồ uống, đồ ăn vừa được lấy ra từ tủ lạnh.
+ Cần giữ ấm cơ thể, tránh để bị cảm lạnh.
+ Nên có chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
+ Đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ ấm vùng cổ, ngực, tránh nằm máy lạnh quá lâu, khi có những dấu hiệu viêm họng mãn tính không tùy tiện sử dung thuốc kháng sinh mà cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.