Viêm họng giả mạc còn gọi là viêm họng bạch hầu, đây là một bệnh viêm họng hiếm gặp do trực khuẩn Klebs – Loeffler gây ra với dấu hiệu đặc trưng là màng giả mạc có màu trắng xám, bám rất dai, dày và khó bóc trên vùng niêm mạc.
Thực chất có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm họng giả mạc mà trên thực tế chúng ta không thể lường trước được. Thông thường bệnh hay xuất phát bởi những lý do sau:
+ Một là do trực khuẩn Klebs – Loeffler (Klep – lớp fle). Đâu là trực khuẩn viêm họng bạch cầu thường xảy ra ở người lớn và trẻ em. Trong đó những trẻ nhỏ đang trong độ tuổi từ 2 đến 7 tuổi là đối tượng thường xuyên nhât của căn bệnh này.
+ Hai là do bạn bị chứng trào ngược dạ dày. Lúc này thì lượng acid từ dạ dày cùng với vi khuẩn gây bệnh sẽ di chuyển lên cổ họng và gây bệnh cho chúng ta.
+ Ba là, sức đề kháng yếu cũng là nguyên nhân khiến nhiều trẻ nhỏ mắc phải căn bệnh này.
Ngoài các triệu chứng viêm họng đặc trưng như đau rát họng, nuốt vướng và khó, sốt, nhức đầu… thì viêm họng giả mạc còn kèm theo một số dấu hiệu sau:
– Đa số bệnh nhân đều sốt trên 38.5 độ, sắc mặt nhợt nhạt.
– Giả mạc có màu trắng xám, dai và dính, dài và lan rộng bám vào niêm mạc của amidan và niêm mạc họng.
– Ở trẻ em, giả mạc này có thể lan xuống thanh quản và gây khó thở hoặc thở gấp.
– Mạch nhanh, ngạt mũi, đau rát họng, người mệt mỏi, thiếu sức sống.
Bệnh viêm họng giả mạc thể ác tính có thể gây sốt cao 40 độ C, da xanh tái, nhiễm trùng, chân tay lạnh, hạch cổ sưng to, đau họng không nuốt được, nghẹt mũi, chảy nước mủ ở mũi và làm loét cửa mũi.
Viêm họng giả mạc thường kéo dài khoảng 10 ngày là khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị sớm có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
+ Viêm thận.
+ Thấp tim.
+ Bệnh Osler.
+ Viêm xoang, viêm tai, viêm tấy xung quanh amidan.
+ Viêm thanh quản…
Do đó, có thể trả lời câu hỏi "Viêm họng giả mạc có nguy hiểm không?" thành 2 trường hợp:
Không nguy hiểm khi chữa trị viêm họng giả mạc kịp thời. Rất nguy hiểm nếu để lâu, không chữa trị bệnh.
Vì thế, khi thấy các triệu chứng viêm họng, bạn nên đến ngay bệnh viện để khám, chẩn đoán và có cách điều trị phù hợp nhất.
với sự phát triển của y học hiện nay việc điều trị bệnh này không còn quá khó khăn. Nhưng bệnh nhân không được chủ quan mà phải chú ý đến các biểu hiện bệnh sớm. Có lẽ hai biện pháp hiệu quả nhất mà chúng ta nên sử dụng là điều trị bằng phương pháp tây y và đông y.
Với cách điều trị theo Tây y thì thông thường bác sĩ sẽ cho sử dụng: huyết thanh kháng bạch hầu, Penicilin, vitamin C, vitamin B1, Coramin, Spactein… Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân mà có liều lượng phù hợp. Cần phải tuyệt đối tuân theo những chỉ định của bác sĩ không được tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra những trường hợp đáng tiếc.
Với cách điều trị bằng Đông y thì do dùng nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn cho người bệnh. Có thể dùng được cả cho phụ nữ đang trong thời kì mang thai. Tuy nhiên cần lựa chọn những nơi có uy tín để cắt thuốc tránh tình trạng "tiền mất, tật mang".
Trong quá trình điều trị bệnh nào chúng ta cũng nên chú ý đến chế độ ăn để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Cần phải uống nhiều nước để giúp cổ họng không bị khô và tạo lớp màng nhầy bảo vệ cổ họng. Cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Hạn chế sử dụng các chất cay nóng nhiều dầu mỡ có thể làm cho họng dễ bị kích ứng làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt cần kiêng hẳn rượu bia và các chất kích thích không tốt cho bệnh nhân.
Qua những thông tin về bệnh viêm họng mạc trên, chắc hẳn bạn đọc đã có được câu trả lời cho mình. Hi vọng rằng, bài viết này giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về viêm họng giả mạc, từ đó có cách điều trị và phòng ngừa bệnh phù hợp.