Bệnh viêm gan C lây qua đường nào và cách phòng tránh ra sao?

Bệnh viêm gan C lây qua đường nào và cách phòng tránh ra sao?
Trên thế giới hiện có 3% dân số có các triệu chứng bệnh viêm gan C, nhưng không ai cũng biết những thông tin chính xác về căn bệnh này.

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do Hepatitis C virus (HCV) gây nên, là một bệnh thầm lặng nhưng để lại những hậu quả rất nặng nề, tuy vậy, bệnh viêm gan C còn ít được quan tâm. Hàng năm trên thế giới có khoảng 3% dân số mắc bệnh viêm gan C và có khoảng 170 triệu người lành mang virut viêm gan C.

1. Viêm gan C lây qua đường nào?

Con đường lây bệnh viêm gan C thường gồm: đường tình dục, đường máu và mẹ truyền cho con khi mang thai. Trong đó, tỷ lệ qua đường tình dục thấp hơn viêm gan B. Tỷ lệ mẹ truyền cho con cũng không quá nhiều. Lây nhiễm virus qua đường máu trở thành con đường lây bệnh nhiều nhất trong các con đường trên.

Tiến trình mắc bệnh khởi đầu khi siêu vi khuẩn đi vào cơ thể con người. Thời kỳ đầu chúng ủ bệnh khá lâu (7 – 8 tuần). Sau thời gian đó, chúng mới bắt đầu khởi phát và phát triển trong cơ thể. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh viêm gan C lại không có gì đặc biệt, giống nhiều bệnh lý khác: nhức đầu, cảm cúm, đau bụng, chán ăn,…

Thời kì bệnh phát triển kéo dài từ 6 – 8 tuần. Khoảng 15% - 30% bệnh nhân sẽ tự khỏi bệnh sau thời gian này. Số còn lại trở thành người lành chứa siêu vi khuẩn C (sau 6 tháng điều trị bệnh) hoặc bước qua giai đoạn viêm gan C mạn tính.

Bệnh viêm gan C lây qua đường nào và cách phòng tránh ra sao? - Ảnh 2.

Triệu chứng bệnh viêm gan C dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác nếu không hiểu rõ bản chất (Ảnh: Youtube)

So với viêm gan B, viêm gan C có tỷ lệ mạn tính cao hơn (khoảng 30% - 60% với 10%). Tỷ lệ này đồng nghĩa với tỷ lệ biến chứng ung thư gan, xơ gan của viêm gan C cũng cao hơn viêm gan B rất nhiều. Biến chứng của viêm gan C cũng tới chậm hơn. Nhiều người chỉ bị biến chứng sau khi bị lây nhiễm siêu vi khuẩn 10 – 30 năm.

Viêm gan C không gây ảnh hưởng nguy hại trực tiếp tới cuộc sống bệnh nhân. Tuy nhiên, nó lại là một ổ bệnh có thể lây lan cho những người khác. Vậy nên, ai cũng cần chú ý để phát hiện triệu chứng bệnh viêm gan C kịp thời để điều trị hiệu quả.

2. Phải làm gì khi bị nhiễm viêm gan C?

Điều đầu tiên khi bạn thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh viêm gan C là tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám. Triệu chứng bệnh rất giống với nhiều bệnh khác nên không thể chẩn đoán qua các biểu hiện bên ngoài. Các xét nghiệm viêm gan C ở bệnh viện sẽ cho ra kết quả chính xác hơn.

Bệnh viêm gan C lây qua đường nào và cách phòng tránh ra sao? - Ảnh 3.

Chỉ có xét nghiệm mới cho bệnh nhân kết quả chính xác tình hình bệnh của mình (Ảnh: Soha)

Các loại xét nghiệm triệu chứng bệnh viêm gan C thông thường gồm test nhanh HCV, siêu âm gan, định lượng sắc tố mật trong máu (bilirubin), kiểm tra men gan (SGPT và SGOT). Một vài xét nghiệm kĩ thuật cao hơn nữa có thể kể tới như định lượng axit nhân của vi khuẩn viêm gan C (ARN), sinh thiết gan,…

Sử dụng Pegylate interferon (alfa 2a và 2b) vẫn được coi như phương thức điều trị triệu chứng bệnh viêm gan C mạn tính phù hợp nhất. Đây là một chất tự nhiên được các tế bảo sản sinh để kháng vi khuẩn, virus trong cơ thể. Nếu kết hợp với ribavirin, hiệu quả điều trị có thể lên tới 54% - 63%.

3. Phòng ngừa viêm gan C bằng cách nào?

Dựa vào các nguyên nhân điều trị, chúng ta có thể lựa chọn các cách phòng ngừa viêm gan C thích hợp.

Để ngăn ngừa bệnh qua đường máu, chúng ta cần vô khuẩn các dụng cụ y tế liên quan tới người mắc bệnh hàng ngày. Thói quen kiểm tra tình trạng máu nghiêm ngặt trước khi nhận máu từ người khác đóng vai trò rất quan trọng.

Với các bác sĩ, tình trạng có hay không bệnh nhân nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan C là vô cùng cần thiết. Thông tin này giúp người khám chữa bệnh có thể đề phòng khi thực hiện thủ thuật tiếp xúc với máu. Tuyệt đối không được dùng chung bơm kim tiêm giữa nhiều bệnh nhân với nhau. Bơm kim tiêm cần vô khuẩn trước khi dùng.

Bệnh viêm gan C lây qua đường nào và cách phòng tránh ra sao? - Ảnh 4.

Thói quen dùng chung kim tiêm, dao cạo râu đã tạo ra nhiều ca lây bệnh lẫn nhau (Ảnh: tin247.com)

Với người bình thường, không nên dùng đồ cá nhân của người khác như dao cạo râu, bàn chải đáng răng,…). Khi cắt tóc cho khách hàng, người thợ cần bắt buộc phải dùng lưỡi dao cạo mới và vứt luôn dao cạo đó sau mỗi lần sử dụng.

Với đường quan hệ tình dục, sử dụng bao cao su luôn nằm trong danh sách các lời khuyên nên thực hiện hàng đầu. Nó không chỉ giúp mọi người phòng ngừa bệnh viêm gan C mà còn tránh được nhiều bệnh lây lan qua đường tình dục khác.

Những người mắc viêm gan C mạn tính hoặc chứa siêu vi khuẩn viêm gan C trong cơ thể, lịch khám bệnh định kì của bác sĩ nên tuân thủ. Kiểm tra anpha FP trong máu (anpha feto protein) nên được thực hiện thường xuyên để phòng tránh các triệu chứng bệnh viêm gan C biến chứng thành ung thư gan.

Tác giả: Quang Anh