Viêm gan B không phải căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, do nhận thức chưa đúng đắn nên nhiều người vẫn còn thái độ thiếu thiện cảm với người bị bệnh. Bản thân bệnh nhân viêm gan B cũng luôn tư ti, khép nép với đời sống xung quanh. Vậy nên, việc tuyên truyền nhận thức đối mặt với bệnh cũng quan trọng không kém việc điều trị viêm gan B bằng thuốc.
Hầu hết là có thể, người bệnh có thể phục hồi sau khi bị nhiễm viêm gan B mà không gặp những vấn đề gì, tuy nhiên trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cần chú ý vì không có khả năng tự loại bỏ vi khuẩn.
- Người lớn – 90% người lớn khỏe mạnh sẽ loại bỏ được siêu vi khuẩn và bình phục mà không gặp bất kỳ vấn đề gì; 10% sẽ bị viêm gan B mạn tính.
- Trẻ Nhỏ – Lên đến 50% trẻ nhỏ từ 1 đến 5 tuổi bị nhiễm bệnh sẽ bị nhiễm viêm gan B mạn tính.
- Trẻ sơ sinh – 90% sẽ bị nhiễm bệnh mạn tính; chỉ 10% sẽ có khả năng loại bỏ siêu vi khuẩn.1. Cần làm gì khi phát hiện triệu chứng viêm gan B?
Trong trường hợp các xét nghiệm chứng tỏ bạn dương tính với viêm gan B hơn 6 tháng, bạn đã bước tới giai đoạn viêm gan B mạn tính.
Những cuộc hẹn với bác sĩ chuyên khoa gan sẽ cần thực hiện ngay lập tức để kiểm tra và xét nghiệm sâu thêm. Các xét nghiệm máu sẽ cho thấy tầm hoạt động của siêu vi khuẩn viêm gan B và khả năng hoạt động của gan. Quá trình này cần thực hiện lại khoảng 1 – 2 lần trong một năm để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh.
Nhiều bệnh nhân thường không điều trị nữa khi không thấy các triệu chứng viêm gan B. Điều này hoàn toàn có hại với sức khoẻ của họ. Các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên kiểm tra tình hình chữa bệnh ít nhất 1 lần trong năm ngay cả khi siêu vi khuẩn hoạt động không tích cực. Việc theo dõi luôn phải thực hiện gắt gao.
Dù cho xuất hiện triệu chứng viêm gan B mạn tính, bệnh nhân vẫn có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài. Siêu vi khuẩn có thể tồn tại trong cơ thể con người suốt đời nhưng lại không gây ảnh hưởng quá nguy hiểm tới sức khỏe. Quan trọng bạn phải làm sao để hạn chế việc lây lan sang người khác.
Xơ gan là tình trạng viêm gan B kéo dài khiến gan bị sẹo hoặc xơ hóa quá nhiều. Biểu hiện của biến chứng gồm mệt mỏi, xanh xao và dễ bị nhiễm khuẩn. Các triệu chứng lâm sàng của biến chứng không quá rõ ràng nên thường bệnh nhân không phát hiện kịp thời.
Gan bị suy yếu và áp lực tĩnh mạch cửa tăng cao là triệu chứng rõ ràng nhất của suy gan. Bệnh nhân lúc này cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, gầy gò, rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sợ mỡ,…
Một triệu chứng phổ biến nữa phải kể đến là phù. Sau thời gian đầu hai chi dưới phù, tới lượt gan bắt đàu phù và lan tỏa khắp toàn thân. Còn áp lực tĩnh mạch bị tăng cao khiến bệnh nhân xuất hiện tình trạng bụng trương phình, cổ trướng.
Biến chứng này rất nguy hiểm nên cần phát hiện sớm. Nếu phát hiện muộn, nguy cơ phục hồi gần như không còn. Bệnh nhân có thể tử vong khi bị nhiễm khuẩn, hôn mê gan hoặc chảy máu tiêu hóa.
Tỷ lệ ung thư gan của người viêm gan B mạn tính khá cao. Triệu chứng phổ biến của ung thư gan gồm phù, đau bụng, sụt cân, cường lách, sốt. Bên cạnh đó, những chất làm tăng hồng cầu, tăng canxi máu, giảm đường máy còn được khối u gan sản xuất rồi lan ra trong cơ thể.
Ung thư gan có diễn biến phát triển nhanh, mức độ nghiêm trọng cao và quá trình điều trị khó khăn. Phần lớn bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh tình trong giai đoạn muộn nên tỷ lệ chữa sống thường không cao.
Có nhiều cách xét nghiệm khác nhau với từng triệu chứng, giai đoạn của bệnh viêm gan B. Thời gian tiến hành xét nghiệm cũng không hề tương đồng. Các xét nghiệm này sẽ được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giải thích cho bệnh nhân trước khi bắt đầu sử dụng.
Một vài xét nghiệm viêm gan B gồm: xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan (ALT, AST), kháng thể e viêm gan B (HBeAb), kháng nguyên e viêm gan B (HBeAg), định lượng DNA viêm gan B (tải siêu vi khuẩn), kiểm tra hình ảnh thực tiễn gan qua hình siêu âm, FibroScan, chụp CT,…
Thật tiếc, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị viêm gan B mạn tĩnh nào được công nhận. Dẫu vậy, còn đó các phương pháp điều trị có khả năng làm giảm tốc độ phát triển của bệnh.
Công dụng của các loại thuốc điều trị hiện tại phần lớn tập trung vào việc hạn chế khả năng hoạt động của các siêu vi khuẩn. Càng ít siêu vi khuẩn được sinh ra, mức độ tổn thương gan sẽ càng ít đi. Một số ít loại thuốc còn sở hữu khả năng tiêu diệt siêu vi khuẩn.
Viêm gan B mạn tính được điều trị bằng cách hạn chế khả năng hoạt động của các siêu vi khuẩn - Ảnh minh họa
Trong tương lai gần, giới khoa học hy vọng có thể tìm ra các phương pháp điều trị triệu chứng viêm gan B mạn tính triệt để. Đây là một tin đang được rất nhiều bác sĩ và bệnh nhân chờ đợi thời gian vừa qua.
Tuy chưa có phương thức điều trị triệt để, bệnh nhân vẫn có thể điều trị bệnh bằng hai loại thuốc: điều chỉnh miễn dịch và kháng siêu vi khuẩn.
Thuốc điều chỉnh miễn dịch có công dụng tăng cường hệ miễn dịch để kiểm soát siêu vi khuẩn. Thời gian tiêm thuốc kéo dài từ 6 tháng tới 1 năm. Loại thuốc này cũng thích hợp cho bệnh nhân đang điều trì đồng thời bệnh viêm gan D. Một vài loại thuốc phổ biến như PEG interferon (Pegasys) hay interferon alfa-2b (Intron A).
Thuốc kháng siêu vi khuẩn được tạo ra nhằm ngăn ngừa sự phát triển của siêu vi khuẩn và hạn chế gây tổn thương lên gan. Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén dùng mỗi ngày một lần. Bác sĩ chỉ định thời gian dùng thuốc không được ít hơn 1 năm.
Thuốc kháng siêu vi khuẩn có nhiều loại nhưng được chuyên gia khuyên nên sử dụng phải kể tới tenofovir alafenamide (Vemlidy/TAF), tenofovir disoproxil (Viread/TDF), và Entecavir (Baraclude). Đây đều là các loại thuốc an toàn và có hiệu quả hơn so với các loại còn lại.
Trên đây là một vài điều bạn cần nhớ khi phát hiện mình có các triệu chứng viêm gan B. Hãy nhớ, viêm gan B là bệnh phổ biến và không nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe con người! Sự bình tĩnh và kiên trì theo phác đồ điều trị sẽ giúp bạn có khả năng sớm khỏi bệnh hơn rất nhiều.