Viêm da là bệnh lý về da liễu thường gặp. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như cơ địa, dị ứng hoặc rối loạn nội tiết tố… Tuy bệnh viêm da không nguy hiểm nhưng làm ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mĩ và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, mọi người cần tìm hiểu kỹ lường về viêm da là gì cũng như cách phòng ngừa, điều trị bệnh đúng cách, hiệu quả.
Viêm da là thuật ngữ chung để mô tả hiện tượng kích ứng da. Đây là bệnh lý về da phổ biến do nhiều nguyên nhân ra và tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau. Bệnh thường đi kèm với các dấu hiệu như ngứa, khô da hoặc phát ban đỏ, sưng tấy.
Viêm da không phải bệnh truyền nhiễm và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nó khiến bệnh nhân khó chịu, ngứa hoặc làm mất thẩm mỹ, tự ti với vẻ bề ngoài.
Viêm da là loại bệnh phổ biến và thường gặp. Bệnh được thành các dạng phổ biến sau đây:
- Viêm da dị ứng hay còn gọi là chàm. Đây là tình trạng da có tính di truyền và phát triển trong giai đoạn trứng nước. Các dấu hiệu của bệnh thường gặp như da khô, bong tróc và gây ngứa.
- Viêm da tiếp xúc: Tình trạng này xảy ra khi hóa chất dính trên da và gây kích ứng, phát ban, phồng rộp, có cảm giác phồng rộp.
- Viêm da cơ địa: Da mất đi khả năng tự bảo vệ với một số chất nhất định. Tình trạng này gây khô da, kèm theo ngứa và mụn nước nhỏ. Chúng chủ yếu xuất hiện và phát triển ở các khu vực bàn chân, bàn tay.
- Viêm da tiết bã: Bệnh thường xuất hiện trên da đầu, mặt và ngực. Chúng hình thành các mảng vảy có màu đỏ và sinh gầu màu trắng.
Ngoài các loại phổ biến kể trên, bệnh viêm da còn bao gồm:
- Viêm dây thần kinh: Các mảng ngứa do kích ứng hoặc căng thẳng gây nên.
- Viêm da ứ máu: Da thay đổi do máu lưu thông kém
Tùy từng loại viêm da sẽ có những dấu hiệu riêng biệt. Dưới đây là cách nhận biết các loại bệnh viêm da phổ biến thường gặp:
- Viêm da dị ứng (chàm): Bệnh hình thành và phát triển từ giai đoạn trứng nước. Khu vực thường xuyên bị chàm là vùng da khuỷu tay, đầu gối và trước cổ. Chúng gây nên những nốt ban đỏ trên da, khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Các dấu hiệu nhận biết viêm da dị ứng như mảng da khô, đỏ và ngứa; Phát ban ở má; Phát ban da khô và bong vảy màu xám nâu.
- Viêm da tiếp xúc: Đây là tình trạng xảy ra khi da tiếp xúc với hóa chất và gây dị ứng. Kèm theo đó là các dấu hiệu điển hình như mụn nước; Ngứa dữ dội; Sưng nhẹ ở mắt, mặt và vùng sinh dục; Da khô căng và nứt nẻ; Phồng rộp, đau loét.
- Viêm da tiết bã: Trên da xuất hiện các mảng vảy; Đỏ da: Gàu cứng tập trung chủ yếu ở mặt, ngực và lưng. Bệnh này thường bùng phát theo mùa và xuất hiện phần lớn ở trẻ sơ sinh.
- Viêm nang lông: Nang lông sưng, dày lên và viêm nhiễm.
Nguyên nhân của các loại bệnh viêm da phổ biến như sau:
- Viêm da dị ứng (chàm): Da khô; Biến đổi gen; Rối loạn chức năng miễn dịch: Nhiễm trùng da; Tiếp xúc với môi trường hoặc sử dụng thức ăn gây dị ứng….
- Viêm da tiếp xúc: Tiếp xúc với các loại hóa chất gây kích ứng da như nước hoa, đồ trang sức có chứa nike, chất bảo quản, kem dưỡng da, dầu gội đầu…
- Viêm da tiết bã: Một loại nấm có trong dịch tiết dầu trên da.
Các yếu tố ảnh hưởng và gây nên bệnh viêm da là tuổi tác, dị ứng, hóa chất… Do đó, những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao:
- Viêm da xuất hiện ở mọi đối tượng, tuy nhiên viêm da dị ứng thường bắt đầu ở giai đoạn trứng nước.
- Người ở độ tuổi dậy thì, thay đổi hormon, nội tiết tố
- Người bị dị ứng, hen suyễn
- Các đối tượng có tiền sử hoặc người thân mắc bệnh chàm, dị ứng, hen suyễn…
- Người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với các loại hóa chất, kim loại dung môi và dụng cụ vệ sinh.
- Các đối tượng có hệ miễn dịch kém, mắc bệnh suy tim sung huyết và bệnh, HIV / AIDS.
Tùy vào nguyên nhân, triệu chứng bác sĩ sẽ hướng dẫn và áp dụng các biện pháp điều trị viêm da phù hợp:
- Đối với các trường hợp bệnh viêm da nhẹ, có thể sử dụng thuốc bôi có thành phần hydrocortisone, kem corticosteroid theo toa và bổ sung thuốc kháng histamine theo đường uống. Chúng có tác dụng giảm viêm, tiêu sưng và làm lành các kích ứng ở da. Ngoài ra, nếu bệnh phát triển thành nhiễm trùng thứ cấp, viêm nặng có thể sử dụng thêm thuốc corticosteroid theo đường tiêm.
- Viêm da tiết bã: Sử dụng dầu gội trị gàu, các sản phẩm có thành phần axit salicylic, kẽm pyrithione, ketoconazole, lưu huỳnh hoặc selen…
- Viêm da tiếp xúc: Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kem bôi có thành phần histamine, corticosteroid.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị và làm giảm kích ứng trên da, bệnh nhân cần chú ý các khâu chăm sóc như:
- Giữ ẩm cho làn da bằng kem dưỡng ẩm có hàm lượng dầu cao
- Sử dụng các sản phẩm chống viêm, chống ngứa không cần kê toa như kem hydrocortisone, thuốc kháng histamine đường uống để giảm ngứa, giảm đỏ hiệu quả.
- Sử dụng dầu gội thuốc có thành phần selenium sulfide, kẽm pyrithione, nhựa than đá hoặc ketoconazole.
Viêm da là bệnh lý liên quan đến da. Nó gây nên những cơn ngứa khó chịu và vết loét mở có nguy cơ nhiễm trùng. Nếu không được chữa trị và chăm sóc đúng cách, các vết nhiễm trùng sẽ lan rộng và lây sang các bộ phận khác trên cơ thể. Nó không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn đe gây nguy hiểm cho tính mạng.
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm da. Bởi vậy, rất khó để có thể đề phòng và hạn chế hết các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, để bảo vệ làn da luôn sạch đẹp, bạn nên lưu ý những nguyên tắc sau đây:
- Mặc quần áo bảo hộ khi làm việc trong môi trường, điều kiện tiếp xúc với chất hóa học, tia cực tím có cường độ mạnh.
- Hình thành thói quen vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Không tắm quá lâu và sử dụng nước ấm để giúp da không bị khô.
- Sử dụng sữa rửa mặt, sữa tắm có thành phần dịu nhẹ, không có mùi tổng hợp
- Giữ ẩm cho làn da bằng các sản phẩm kem dưỡng, dầu thiên nhiên
- Không mắc quần áo bó sát, trật trội gây cọ xát, tổn thương da
- Bổ sung nước, rau xanh và hoa quả để tăng cường vitamin, khoáng chất giúp nuôi dưỡng làn da mềm mại, đào thải độc tố hiệu quả.
Các chuyên gia da liễu thường khuyên bệnh nhân tăng cường, bổ sung các thực phẩm có khả năng chống viêm để phòng ngừa và giảm triệu chứng do viêm da gây nên:
- Các loại cá giàu axit béo omega-3, chất chống viêm như cá hồi, cá trích. Theo đó, hàm lượng
- Thực phẩm chứa quercetin: Quercetin là chất chống oxy hóa và khả năng kháng viêm mạnh mẽ. Hoạt chất này có nhiều trong các loại trái cây như táo việt quất, bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, quả anh đào…
- Thực phẩm chứa men vi sinh: Các loại thực phẩm như sữa chua, thực phẩm lên men (dưa chua, phomai mềm) có nhiều Probiotic có lợi cho hệ miễn dịch. Đồng thời chúng giúp giảm nguy cơ kích ứng và viêm da.
Tùy vào tình trạng và cơ địa dị ứng của mỗi người sẽ có các loại thực phẩm gây kích ứng riêng. Do đó, bạn nên tìm đến bác sĩ để được nhận lời khuyên về chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Các loại thực phẩm được nạp vào cơ thể không gây ra viêm da. Tuy nhiên chúng làm ảnh hưởng và tăng các vấn đề kích ứng, khiến triệu chứng của bệnh nặng hơn. Do đó, bệnh nhân viêm da nên hạn chế các loại thực phẩm sau:
- Sữa, các sản phẩm từ sữa
- Trứng, đậu nành, quả hạch
- Các loại thực phẩm, đồ ăn chế biến sẵn có thành phần hóa chất, đồ ăn nhanh có hàm lượng dầu mỡ như bánh mì kẹp thịt, thịt nướng, đồ ăn đóng hộp, gà KFC…
- Thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh quy, cà phê, nước ngọt, sinh tố… Chúng làm tăng nồng độ insulin trong cơ thể và dẫn đến tình trạng viêm, tăng nguy cơ viêm da, chàm bùng phát.
Bệnh viêm da khá phổ biến và không gây nguy hiểm. Do phát triển trên bề mặt da và rất dễ nhìn thấy nên bệnh được phát hiện từ rất sớm. Lúc này, bệnh nhân chỉ cần sử dụng các loại thuốc bôi theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu và chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Chỉ trong 1-2 tháng, các dấu hiệu viêm da sẽ giảm dần và khỏi hẳn. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý tình trạng viêm da, bong tróc cơ thể quay lại bất cứ lúc nào nếu không chú ý chăm sóc và vệ sinh cơ thể.
Nhìn chung, các bệnh lý về da không lây truyền cho người khác qua quá trình tiếp xúc và sinh hoạt chung. Tuy nhiên, bạn cần chú ý chăm sóc các nốt phát ban, hạn chế viêm nhiễm, nhiễm trùng. Nếu nốt phát ban bị vỡ, vi khuẩn sẽ lây lan và lan rộng sang các khu vực khác trên cơ thể.
Một số bệnh viêm da, điển hình như viêm da dị ứng (chàm) có yếu tố di truyền. Cụ thể, nếu thai phụ có tiền sử viêm da dị ứng, bệnh này sẽ di truyền cho con ngay từ giai đoạn trứng nước. Do đó, với các đối tượng này cần chú ý việc vệ sinh và chăm sóc da cẩn thận để giảm thiểu nguy cơ và khả năng mắc bệnh viêm da.
Dưới đây là các hình ảnh về dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm da:
Viêm da cơ địa do tình trạng dị ứng gây nên
Vết phát ban bội nhiễm, mưng mủ và lan rộng trên da
Viêm da khiến người bệnh cảm thấy ngứa và khó chịu
Các vết phát ban đỏ, phồng rộp hình thành đơn lẻ hoặc theo mảng bám trên da
Với những chia sẻ trong bài viết về viêm da là gì, mọi người đã nắm được nguyên nhân chính gây nên bệnh lý này. Theo đó, dị ứng, tiếp xúc hóa chất và bã nhờn chính là các yếu tố gây nên các vết ban đỏ, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, ngứa rát và mất thẩm mỹ. Do đó, để phòng ngừa và cải thiện viêm da, bạn nên chú ý chăm sóc, vệ sinh cơ thể hàng ngày cũng như bổ sung vitamin, khoáng chất đầy đủ.
Nguồn dịch: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20352380