Bệnh uốn ván là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh tận gốc

Bệnh uốn ván là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh tận gốc
Bệnh uốn ván là gì? Bệnh uốn ván có lây không? Bị bệnh uốn ván có chữa được không? Tất tần tật những câu hỏi liên quan đến bệnh uốn ván sẽ được chúng tôi giải đáp cho các bạn trong bài viết bên dưới. Cùng tham khảo ngay nhé.

Bạn có biết bệnh uốn ván là gì? Tỷ lệ tử vong do bệnh uốn ván rất cao, từ 25-90%, với trường hợp uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong là trên 95%. Thực tế đây là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại những biến chứng khôn lường. Cùng tìm hiểu ngay bệnh uốn ván là gì, dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh qua bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về bệnh uốn ván

1.1. Bệnh uốn ván là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu các dấu hiệu mắc bệnh uốn ván, chúng ta cần hiểu rõ bệnh uốn ván là gì và mức độ ảnh hưởng của nó đến cơ thể ra sao.

Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván. Bệnh có đặc trưng bởi tăng trương lực cơ và các cơn co cứng gây ra bởi tetanospasmin do clostridium tetani tiết ra.

Tỷ lệ tử vong do bệnh uốn ván rất cao, từ 25-90%, với trường hợp uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong là trên 95%.

Bệnh uốn ván là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh tận gốc - Ảnh 2.

Bệnh uốn ván là gì - câu hỏi chung của nhiều độc giả. (Ảnh: Wiki How)

2. Dấu hiệu thường gặp của bệnh uốn ván

2.1. Dấu hiệu mắc bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh câu hỏi bệnh uốn ván là gì, nhiều cha mẹ còn rất quan tâm đến dấu hiệu mắc bệnh ở trẻ sơ sinh. Đối với trẻ, Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể trẻ mất khoảng 4-6 ngày để phát bệnh, trong y học gọi là bệnh uốn ván 4-6 ngày sau sinh. Cụ thể:

- Trẻ có biểu hiện nôn nóng, bất an, khóc nhiều, bú sữa không chặt hoặc bỏ bú, co giật, mí mắt nhỏ, cơ mặt co giật.

- Khi cơ mặt co giật, thường tạo nên hiện tượng cau mày, nhăn trán, khóe miệng trễ ra, môi nhăn.

- Cơ bắp ở cổ, thân và tứ chi co giật, biểu hiện như tay nắm chặt thành nắm đấm, hai cánh tay duỗi thẳng… Hoặc với bất cứ một kích thích nhẹ nào, như âm thanh, ánh sáng, sự chấn động đều có thể dẫn đến co giật.

- Trẻ có thể sốt từ 38-39 độ C, đôi khi lên đến 40-41 độ C. Nếu sốt quá cao trẻ có thể có hiện tượng sùi bọt mép, 2 tay nắm chặt, co giật nhiều dẫn đến tím tái, chân tay lạnh.

Bệnh uốn ván là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh tận gốc - 2

Dấu hiệu bệnh uốn ván là gì? Tư thế cong lưng do bị co cơ ở trẻ bị uốn ván (Ảnh: Internet).

2.2. Dấu hiệu mắc bệnh uốn ván ở người lớn

- Rối loạn hệ thần kinh thực vật như huyết áp tăng thất thường, hay thường xuyên; nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim; sốt cao, vã mồ hôi. 

- Bệnh nhân có thể xuất hiện một số biến chứng về tim mạch có thể gặp là hạ huyết áp và chậm nhịp tim, đôi khi xuất hiện ngừng tim đột ngột.

- Xuất hiện các cơn co cứng toàn thân kịch phát, với cường độ mạnh, những cơn đau làm cho bệnh nhân xanh tím và đe dọa ngừng thở.

- Bệnh nhân bị nhiều cơn kịch phát, có thể bị sốt (phần lớn không sốt). Các phản xạ gân sâu tăng.

- Nuốt khó hoặc chướng bụng làm cho bệnh nhân ăn uống khó khăn.

3. Nguyên nhân bệnh uốn ván 

3.1. Nguyên nhân gây ra bệnh uốn ván là gì?

Vi khuẩn uốn ván Cetetani chính là tác nhân chính gây bệnh. Vi khuẩn Cetetani là trực khuẩn gram dương, kỵ khí và có mặt ở khắp mọi nơi: trong phân súc vật, môi trường kỵ khí, trong đất, phân người. Chúng có thể tồn tại nhiều năm trong môi trường và kháng với nhiều loại thuốc khử khuẩn và không thể tiêu diệt nếu chỉ đun sôi 20 phút.

Bệnh uốn ván là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh tận gốc - Ảnh 4.

Bệnh uốn ván là gì? Đây là căn bệnh do vi khuẩn Cetetani gây ra (Ảnh: Internet).

Thông thường khi bị nhiễm trùng vết thương, đặc biệt là vết thương hở, sâu và có nhiều dị vật là môi trường thuận lợi để vi khuẩn uốn ván có thể dễ dàng xâm nhập và sinh sôi nảy nở. Từ đó bào tử sẽ tạo ra độc tố, bám vào đuôi của các sợi thần kinh. Độc tố tiếp tục lan dần sang tuỷ và não gây ức chế tín hiệu từ não và tuỷ sang các cơ khiến cho các cơ bị co giật nặng, nguy hiểm hơn có thể gây tắc thở hoặc tử vong nếu tình trạng tiếp diễn kéo dài. Đối với trẻ sơ sinh, nguyên nhân bệnh uốn ván chủ yếu là do bị nhiễm trùng trong quá trình cắt dây rốn không đảm bảo vệ sinh.

Một số nguy cơ có thể mắc bệnh uốn ván như:

- Vết thương hở bị nhiễm phân hoặc nước bọt.

- Do bị bỏng.

- Vết rách trên da.

- Bị côn trùng đốt.

- Sau khi phẫu thuật.

- Nhiễm trùng răng

- Dùng thuốc tiêm cơ bắp.

- Dùng thuốc tiêm tĩnh mạch.

4. Điều trị bệnh uốn ván

4.1. Nguyên tắc điều trị bệnh uốn ván là gì?

Nguyên tắc điều trị bệnh uốn ván là loại trừ vi khuẩn, trung hòa độc tố, ngăn ngừa các cơn co cứng cơ, hỗ trợ hô hấp.

- Kiểm soát các cơn co cứng: dùng 1 hoặc phối hợp các loại thuốc như diazepam, lorazepam, barbiturat, chlorpromazin.

- Kháng độc tố uốn ván: Cần vô hiệu hóa độc tố trong máu và độc tố ở vết thương, dùng globulin miễn dịch uốn ván của người. Tốt nhất là nên tiêm kháng độc tố trước khi điều trị vết thương.

- Dùng vacxin gây miễn dịch chủ động: tiêm vacxin sau khi bệnh đã khỏi.

- Dùng kháng sinh để tiêu diệt tận gốc tế bào thực vật là nguồn sản sinh ra độc tố. Bệnh nhân có thể được chỉ định một trong các thuốc như sau: penicillin 10 – 12 triệu đơn vị tiêm mỗi ngày x 10 ngày; metronidazol 500mg mỗi 6 giờ hay 1g mỗi 12 giờ; dùng clindamycin, erythromycin.

- Điều trị hỗ trợ: Bù nước và điện giải; tăng cường dinh dưỡng bằng truyền dịch hoặc cho ăn qua ống thông vào dạ dày; vật lý trị liệu để đề phòng cứng cơ; dùng heparin và các chất kháng đông khác để đề phòng tắc mạch phổi; theo dõi chức năng của thận, bàng quang và ruột; phòng chống chảy máu và loét đường tiêu hóa.

Bệnh uốn ván là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh tận gốc - Ảnh 5.

Phương pháp điều trị bệnh uốn ván là gì? Cần vệ sinh sạch sẽ vết thương là bước đầu tiên để phòng tránh uốn ván (Ảnh: Internet).

5. Phòng ngừa bệnh uốn ván

5.1. Phương pháp phòng ngừa bệnh uốn ván là gì?

- Để phòng bệnh uốn ván, tốt nhất tất cả mọi người nên tiêm đầy đủ các mũi vacxin phòng bệnh.

Chương trình tiêm chủng mở rộng đã có vaccin 5 trong 1 (phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm não Hib) cho trẻ từ 2 - 4 tháng tuổi, trẻ sẽ được tiêm 3 mũi, mũi đầu tiên từ tháng thứ 2, mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Sau đó, từ 5 - 10 năm tiêm nhắc lại một liều.

Tất nhiên khi đã phòng bằng vacxin cũng không nên chủ quan, mọi người nên đề cao nhận thức xử lý tốt các vết thương tránh để vi khuẩn uốn ván xâm nhập. Cần vệ sinh vết thương bị dập nát, vết thương do dụng cụ lao động, nhiễm trùng, vết hở, vết băng kín lâu gây thiếu oxy…Tham khảo kỹ các sản phẩm khử trùng, tiêu viêm trước khi tiếp xúc trực tiếp với da và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi can thiệp sâu vào bất cứ vết thương nào của cơ thể.

Lời kết

Uốn ván là bệnh cấp tính nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Vì vậy hiểu được bệnh uốn ván là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng là cách tốt nhất để phòng và điều trị bệnh uốn ván hiệu quả. Nếu phát hiện bạn hoặc người thân có những triệu chứng của bệnh uốn ván hãy đưa ngay đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa khám và xử lý kịp thời.

Tác giả: Thanh Hương