Bệnh uốn ván: Căn bệnh nguy hiểm nhiều người bỏ qua

Bệnh uốn ván: Căn bệnh nguy hiểm nhiều người bỏ qua
Bệnh uốn ván còn gọi là bệnh phong đòn gánh, hiện nay đã có vacxin ngừa uốn ván và bệnh uốn ván không lây nhiễm. Uốn ván có thời kỳ ủ bệnh từ 4-21 ngày, tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh. Bệnh khởi phát sau chấn thương.

1. Định nghĩa bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván là gì? Bệnh uốn ván do 1 loại vi khuẩn uốn ván tên Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi, chủ yếu được tìm thấy trong đất.

Khi vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể nó sẽ tạo ra chất độc làm tổn thương thần kinh, khiến cơ bắp tê liệt, căng cứng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong hoặc ngừng hô hấp.

Qua khảo cứu, các bác sĩ đã chia uốn ván thành 3 loại: uốn ván toàn thân, uốn ván cục bộ và uốn ván ở trẻ sơ sinh. Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố gây ra. Trực khuẩn phát triển tại vết thương, phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công các bản vận động thần kinh, dẫn đến cứng cơ và co giật.

Ảnh 2.

Bệnh uốn ván (Ảnh: Internet).

Uốn ván còn gọi là bệnh phong đòn gánh, hiện nay đã có vacxin ngừa uốn ván và bệnh này không lây nhiễm.

2. Triệu chứng bệnh uốn ván

Uốn ván có thời kỳ ủ bệnh từ 4-21 ngày, tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh. Bệnh khởi phát sau chấn thương. 

Lúc đầu, tăng trương lực cơ ở các cơ nhai nuốt khó và cứng, sau đó đến cơ cổ vai lưng. Tiếp đến các cơ khác cũng bị tăng trương lực gây cứng bụng, cứng đùi, cứng cơ gốc chi. Nếu bị nặng, bệnh nhân sẽ bị co cứng cơ mặt, cơ lưng, tạo thành tư thế lưng cong ưỡn lưng.

Ảnh 3.

Triệu chứng bệnh uốn ván rất dễ nhầm lẫn với bệnh thông thường. (Ảnh: Internet)

- Cơ thể bị căng cứng, có thể lặp đi lặp lại, có thể là tự phát do kích thích nhẹ.

- Xuất hiện những cơn co giật nhẹ đến rất đau trong vòng 7 ngày sau khi bị thương hoặc sau khi bị vi khuẩn xâm nhập.

- Các cơ thường bị ảnh hưởng là hàm, cổ, vai, lưng, bụng trên, tay và đùi.

- Sốt nhẹ, thường xuất hiện sau 5 ngày sau khi phơi nhiễm với vi khuẩn.

- Nước tiểu ít, phân cứng: do bị ra mồ hôi nhiều, mất nước dẫn đến nước nước tiểu giảm.

- Nghẹt thở là triệu chứng giai đoạn cuối của nhiễm trùng uốn ván, có thể dẫn tới suy hô hấp.

- Khóa hàm là triệu chứng giai đoạn cuối cùng. Đây là biểu hiện nghiêm trọng khi bệnh nhân không được điều trị uốn ván trong thời gian dài.

- Uốn ván toàn thân là loại phổ biến nhất, uốn ván cục bộ không phổ biến, thường chỉ xuất hiện nhẹ ở vùng có vết thương. Đây là thể nhẹ, có thể dễ dàng điều trị và phục hồi.

- Uốn ván ở trẻ sơ sinh thường khởi phát 2 tuần đầu sau sinh với triệu chứng bỏ bú, cứng cơ sau đó chuyển dần sang thể uốn ván toàn thân và có thể dẫn đến tử vong.

Ảnh 4.

Uốn ván có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ các vết thương hở như tiêm, xăm (Ảnh: Internet).

3. Nguyên nhân gây bệnh uốn ván

Nguyên nhân dẫn đến uốn ván là do sự sinh sôi của các bào tử vi khuẩn ở vết thương hở. Bào tử xâm nhập vào vết thương trên da, tạo ra độc tố bám vào đuôi các sợi thần kinh. Chất độc từ đây sẽ lan vào tủy sống và não.

Khi đó, độc tố ngăn chặn những tín hiệu hóa học từ tủy sống đến cơ, khiến cơ thể bị co giật nặng, dẫn đến ngừng thở và tử vong.

Những nguy cơ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh uốn ván:

- Do các vết thương hở:

- Xăm mình, xỏ khuyên, vết tiêm.

- Vết thương do trúng đạn.

- Gãy xương hở.

- Bị bỏng.

- Nhiễm trùng tai.

- Vết thương do phẫu thuật.

- Vết cắn của động vật.

- Vết loét nhiễm trùng ở chân.

- Do các yếu tố khác:

- Sự xuất hiện của vi khuẩn gây nhiễm bệnh khác.

- Mô bị tổn thương.

- Thiếu hệ miễn dịch.

Hiện nay đã có nhiều phương pháp có thể dùng để điều trị triệt để bệnh uốn ván. Bác sĩ sẽ loại bỏ nguồn độc tố, giải độc, ngăn chặn và điều trị những cơn co giật:

- Tiêm phòng thuốc kháng độc - globulin.

- Thuốc diazepam và thuốc an thần nhằm giúp kiểm soát những cơn co giật.

- Dùng kháng sinh diệt khuẩn để loại bỏ mô chết ở các vết thương hở.

- Có thể cần dùng đến máy thở nếu bệnh nhân bị cứng hàm, khó nuốt và co giật cơ.

Bệnh uốn ván có thể kéo dài 2-3 tháng, hồi phục mất khoảng 4 tháng và cần được vật lý trị liệu để cơ thể khỏe mạnh hoàn toàn.

Tác giả: Thanh Hương