Bệnh ung thư túi mật: Nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị kịp thời

Bệnh ung thư túi mật: Nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị kịp thời
Việc hiểu được bệnh ung thư túi mật là gì và các dấu hiệu, triệu chứng của nó rất quan trọng. Bởi nếu phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ có cơ hội được chữa khỏi và tăng khả năng sống sót cao hơn.

Ung thư túi mật được coi là "án tử" nếu được phát hiện và điều trị muộn. Điều này có nghĩa cơ hội sống sót của bệnh là rất thấp nếu không nắm được cách nhận biết dấu hiệu, triệu chứng của bệnh. Do đó, một trong những cách phòng tránh và ngăn ngừa bệnh hiệu quả nhất là tìm hiểu bệnh ung thư túi mật là gì cũng như cách bảo vệ bản thân tối ưu.

1. Bệnh ung thư túi mật là gì?

Ung thư túi mật là bệnh lý phát sinh ở túi mật khi các tế bào trong cơ thể phát sinh vượt tầm kiểm soát. Do đặc tính tương đối ẩn của túi mật, các triệu chứng của bệnh tương đối khó chẩn đoán và khó phát hiện.

Đây là một trong những loại ung thư hiếm gặp có tỷ lệ mắc 2/100.000 người hàng năm (Số liệu thống kê của Viện ý tế Hoa Kỳ). Đặc biệt bệnh này thường xuất hiện phổ biến ở các khu vực Trung Quốc, Nam Mỹ, Nhật Bản, Đông Âu…

2. Phân loại và giai đoạn ung thư túi mật

2.1. Các loại ung thư túi mật

Ung thư túi mật là bệnh lý hiếm gặp. Chúng được chia thành các loại chính sáu đây:

-  Ung thư tuyến: Đây là loại ung thư túi mật thường gặp nhất.

- Ung thư biểu mô tuyến như: Các tế bào ung thư sắp xếp đan xen giống như ngón tay và ít có khả năng lây lan vào gan hay các hạch bạch huyết gần đó.

Ngoài ra, còn có các loại ung thư túi mật ít gặp khác như ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy và carcinosarcomas.

2.2. Các giai đoạn của ung thư túi mật

Ung thư túi mật được chia thành 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn I: Các tế bào ung thư mới phát triển và chỉ giới hạn phạm vị ở lớp bên trong của túi mật.

- Giai đoạn II: Khối u ác tính phát triển và tăng kích thước lớn và bắt đầu xâm lấn ra lớp bên ngoài của túi mật.

- Giai đoạn III: Khối u phát triển và tế báo đã xâm lấn sang hạch bạch huyết và một hoặc nhiều cơ quan lân cận túi mật.

- Giai đoạn IV: Khối u phát triển với kích thước lớn, vượt tầm kiểm soát và di căn đến các cơ quan xa hơn trong cơ thể.

3. Dấu hiệu bệnh ung thư túi mật

Do vị trí của túi mật nằm sâu bên trong cơ thể nên ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu của bệnh rất khó để phát hiện. Thậm chí, các cuộc kiểm tra thể chất thông thường cũng khó lòng phát hiện được hiện tượng bất thường của cơ thể.

Chỉ khi các khối u phát triển lớn, tế bào ung thư lây lan, xâm lấn hạch bạch huyết lân cân hoặc di căn sang các cơ quan khác trên cơ thể, các dấu hiệu mới bắt đầu xuất hiện rõ nét hơn.

Vậy dấu hiệu của bệnh ung thư túi mật là gì? Dưới đây là các triệu chứng người bệnh cần đặc biệt chú ý:

- Đau bụng bên phải

- Vàng da, tròng mắt trắng. Điều này là do túi mật bị tắc nghẽn khiến nồng độ bilirubin trong cơ thể tăng.

- Khi sờ vào bụng, cảm thấy các khối u nhỏ, gập ghềnh do túi mật phình to hoặc khối u đã lan rộng sang bụng trên bên phải.

- Thường xuyên cảm thấy khó chịu, buồn nôn và ói mửa

- Cân nặng mất kiểm soát, giảm cân không chủ đích

- Sốt nhẹ, đầy hơi

- Nước tiểu có màu vàng đậm

Nếu bạn cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường và nghi ngờ mắc bệnh ung thư túi mật, hãy tìm đến trung tâm y tế để kiểm tra và chẩn đoán.

4. Nguyên nhân bệnh ung thư túi mật

4.1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư túi mật là gì?

Các chuyên gia vấn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ung thư túi mật. Họ chỉ biết, đây là là tính trạng tế bào bị đột biến, gây tăng trưởng nhanh chóng và mất kiểm soát. Khi số lượng tế bào sinh sôi với số lượng lớn sẽ hình thành nên một hoặc nhiều khối u. Trong đó, các khối u ác tính phát triển ở túi mật chính là cơ sở gây nên bệnh lý này.

4.2. Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư túi mật

Dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư túi mật:

- Sỏi mật: Khi cơ thể tích tụ nhiều cholesterol hoặc bilirubin sẽ hình thành nên khối u nhỏ trong túi mật, gây viêm túi mật. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể phát triển thành cấp tính hoặc mãn tính. Theo Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ. Sỏi mật được tìm thấy ở 75 - 90% những người bị ung thư túi mật.

- Sỏi túi mật: Túi mật bị vôi hóa, có màu trắng sứ.

- Polyp túi mật: Có khoảng 5% người ung thư túi mật được chẩn đoán mắc bệnh này.

- Tuổi tác: Bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở người trên 65 tuổi.

- Giới tính: Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao gấp 2 lần nam giới.

- Nhóm dân tộc: Người Mỹ Latinh, người Mỹ bản địa và người Mexico có nguy cơ mắc ung thư túi mật cao nhất.

- Người có vấn đề về đường mật: Các vấn đề phát sinh ở túi mật có thể khiến dòng chảy của mật bị ngược, gây nên tình trạng viêm.

- Viêm đường mật nguyên phát: Sẹo hình thành do viêm ống mật làm tăng nguy cơ ung thư ống mật và ung thư túi mật.

- Thương hàn: Những người bị nhiễm trùng mãn tính có nguy cơ mắc ung thư túi mật cao hơn người thường.

- Người có thành viên gia đình bị ung thư túi mật.

Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng. Bởi việc có các yếu tố rủi ro kể trên không có nghĩa là sẽ mắc ung thư túi mật. Điều này chỉ khiến tỷ lệ mắc bệnh của bạn cao hơn người bình thường.

5. Phương pháp điều trị ung thư túi mật

Tùy vào giai đoạn, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Dưới đây là các phương pháp phổ biến được áp dụng:

5.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp loại bỏ khối u và một số mô khỏe mạnh xung quanh. Các loại phẫu thuật được sử dụng trong điều trị ung thư túi mật bao gồm:

- Cắt túi mật: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ túi mật và khoảng 1 inch mô gan, các hạch bạch huyết trong khu vực túi mật.

- Cắt túi mật triệt để: Cắt bỏ túi mật, ống mật chung, một phần gan, các dây chằng giữa nối gan và ruột, các hạch bạch huyết xung quanh tuyến tụy, mạch máu gần túi mật.

- Phẫu thuật giảm nhẹ: Đây là hình thức giúp giảm các triệu chứng do bệnh ung thư túi mật gây ra khi không thể loại bỏ khối u hoàn toàn.

5.2. Xạ trị

Các bác sĩ sẽ sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp này có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u hoặc sau phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư còn sót lại. Trong một số trường hợp, xạ trị IORT được dùng để nhắm trực tiếp vào khu vực của khối u và bảo vệ các cơ quan khỏe mạnh.

Tác dụng phụ sau khi sử dụng xạ trị là khiến bệnh nhân mệt mỏi, dị ứng nhẹ, đau dạ dày, tiêu chảy hay tổn thương gan, ruột. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi chúng sẽ nhanh chóng biến mất sau khi quá trình điều trị kết thúc.

5.3. Sử dụng thuốc ung thư

Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống hoặc tiêm các loại thuốc đặc biệt để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tùy vào giai đoạn, mục đích và tác dụng phụ đối với từng đối tượng, bác sĩ sẽ kê đơn cụ thể.

5.4. Hóa trị

Hóa trị là việc sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển, phân chia của tế bào ung thư. Phương pháp này được sử dụng sau khi làm phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Một quá trình hóa trị thường kéo dài và chia thành các đợt nhỏ. Một bệnh nhân sẽ được dùng loại thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường dùng trong điều trị ung thư túi mật như gemcitabine (Gemzar), fluorouracil (5-FU), cisplatin (Platinol) và oxaliplatin (Eloxatin)... Tùy từng cơ địa và liều lượng, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ, khiến bệnh nhân mệt mỏi, nhiễm trùng, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy…

6. Phòng tránh bệnh ung thư túi mật

Cách phòng tránh bệnh ung thư túi mật tốt nhất là ngăn chặn các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ như tuổi tác, sắc tộc, thành viên trong gia đình từng mắc bệnh là không thể thay đổi. Do đó, theo đánh giá của các chuyên gia, việc ngăn ngừa là vô cùng khó khăn.

Tuy nhiên, nếu bạn biết cách duy trì một cuộc sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng thì tỉ lệ mắc bệnh sẽ được giảm xuống. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia:

- Duy trì cân nặng ổn định, tăng cường sức đề kháng: Một lối sống khỏe mạnh, sinh hoạt điều độ và giữ cho cân nặng ổn định sẽ giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư túi mật.

- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Trái cây và rau xanh là nguồn dinh dưỡng dồi dào với hàm lượng vitamin, khoáng chất thiết yếu lớn. Nhờ đó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ bên trong và bên ngoài. Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường sử dụng ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc tinh chế và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn để giúp sức khỏe ngày càng tốt hơn.

- Chế độ luyện tập thể dục đều đặn: Luyện tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng, đều đặn là cách tốt để duy trì cân nặng và tăng cường hệ miễn dịch.

7. Cách ăn uống cho bệnh nhân ung thư túi mật

Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị để điều trị bệnh ung thư túi mật, bệnh nhân cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bởi điều này đóng vai trò quan trọng và giúp tăng cường khả năng bình phục và giảm các triệu chứng đau đớn, mệt mỏi do quá trình trị liệu gây nên.

Dưới đây các nhóm thực phẩm bệnh nhân ung thư túi mật nên và không nên ăn:

7.1. Bệnh nhân ung thư túi mật nên ăn gì?

Chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư túi mật cần đảm bảo nguyên tắc dễ tiêu hóa, hỗ trợ chức năng của túi mật. Theo đó, đây là các loại thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng:

- Hoa quả, rau xanh: Cách tốt nhất để tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư túi mật là bổ sung thêm các loại trái cây và rau quả trong thực đơn hàng ngày. Bởi đây là nguồn cung cấp các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

- Thịt nạc chứa nhiều protein: Chất béo có thể ảnh hưởng đến chức năng của túi mật. Do đó, bệnh nhân nên lựa chọn các loại thịt trắng, cá có nhiều protein và ít béo.

- Chất xơ: Chất xơ đóng vai trò quan trọng cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Không chỉ vậy, nó còn tạo cảm giác nuôi lâu và tăng hàm lượng vi khuẩn có ích trong ruột. Giúp loại bỏ độc tố tích tụ, từ đó giảm cường độ hoạt của túi mật.

- Các loại chất béo lành mạnh: Chất béo không bão hòa đa như omega-3 có tác dụng tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về túi mật. Nguồn cung cấp omega-3 hàng đầu chính là cá nước lạnh, các loại hạt như quả óc chó, hạt lanh...

- Canxi: Để túi mật hoạt động tốt bạn đừng bỏ quên cung cấp thêm canxi cho cơ thể thông các loại thực phẩm như rau xanh, bông cải xanh, cá mòi, cải xoăn, cá mòi, sữa và chế phẩm từ sữa…

- Rượu: Uống 1 ly rượu nhỏ mỗi ngày sẽ giúp bảo vệ túi mật khỏi nguy cơ sỏi mật và các biến chứng khác.

- Vitamin C: Những người có lượng vitamin C trong máu cao thường ít vấn đề về túi mật. Do đó, bạn có thể thêm các loại hoa quả, rau xanh có chứa hàm lượng vitamin C cao trong thực đơn như cam, quýt...

7.2. Người bị ung thư túi mật không nên ăn gì?

Bên cạnh các thực phẩm có ích cũng có những loại làm tăng nguy cơ ung thư túi mật. Bởi vậy, bạn nên hạn chế hoặc tránh các nhóm sau đây:

- Carbohydrate tinh chế: Carbs tinh chế có trong đường, chất ngọt, bột, ngũ cốc tinh chế và tinh bột. Ngoài ra chúng còn được tìm thấy ở bánh quy, kẹo ngọt, socola, nước ngọt và các món chế biến theo hình thức chiên, rán…

- Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao: Mật được sản xuất từ túi mật rất quan trọng trong việc tiêu hóa chất béo. Do đó, một chế độ ăn uống nhiều chất béo sẽ khiến túi mật phải làm việc với tần suất lớn. Các loại thực phẩm chế biến có nhiều chất béo như thịt đỏ có khả năng làm tăng nguy cơ sỏi mật, ung thư mật cao. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại chất béo thực vật trong chế độ ăn uống hàng ngày.

8. Các câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư túi mật

Sau khi tìm hiểu ung thư túi mật là gì, rất nhiều bệnh nhân và người nhà đều có chung những thắc mắc sau đây:

8.1. Ung thư túi mật có chữa được không?

Ung thư túi mật là bệnh lý hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, cơ hội chữa khỏi là rất cao. Các phương pháp điều trị ung thư túi mật như cắt bỏ túi mật, một phần của gan và các hạch bạch huyết xung quanh. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh như đau bụng, vàng da và nôn mửa…

Tuy nhiên, do đặc điểm túi mật là cơ quan ở sâu trong cơ thể nên các dấu hiệu của bệnh thường không rõ ràng. Bởi vậy, nó thường được phát hiện khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn muộn nên khả năng chữa khỏi là rất thấp.

8.2. Ung thư túi mật có cơ hội sống sót không?

Tương tự như câu hỏi vừa được nêu trên, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cơ hội sống sót là rất cao. Nhưng thông thường, bệnh nhân chỉ biết bản thân mắc bệnh khi các triệu chứng bắt đầu xảy ra. Đây cũng là thời điểm khối u ác tính lan rộng, xâm lấn hạch bạch huyết, di căn sang các cơ quan lân cận hoặc ở xa hơn.

Lúc này các phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào làm làm chậm và ngăn không cho tế bào ung thư phát triển hơn nữa. Do đó, tỷ lệ sống sót ở giai đoạn cuối là rất thấp. Số bệnh nhân có thời gian sống là 5 năm chỉ chiếm khoảng 3%.

8.3. Bệnh ung thư túi mật có di truyền không?

Bệnh ung thư túi mật nếu phát hiện muốn sẽ giống như "án tử" đối với người bệnh. Do đó, rất nhiều gia đình có người thân mắc phải lo lắng liệu căn bệnh này có di truyền từ đời cha mẹ sang con cái hay không.

Thực tế, cho đến nay các nghiên cứu khoa học vẫn chưa tìm thấy bất cứ cơ sở nào về việc ung thư túi mật có thể di truyền. Tuy nhiên, đây lại là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh túi mật. Điều này có nghĩa, nếu gia định có người thân mắc ung thư túi mật, nguy cơ bị bệnh của bạn là cao hơn người bình thường.

9. Các hình ảnh về bệnh ung thư túi mật

Dưới đây là các hình ảnh về biến chứng, các giai đoạn phát triển của ung thư túi mật:

photo-1

photo-2

Khối u ung thư phát triển từ các tế bào của túi mật bị mất kiểm soát

photo-3

Hình ảnh khối u phát triển bên trong túi mật

photo-4

Hình ảnh thực tế túi mật bị nhiễm ung thư

photo-5

Ung thư túi mật có thể do sỏi thận mãn tính gây nên

Với những thông tin hữu ích trong bài viết này, bạn đọc đã nắm được các kiến thức cần thiết về bệnh ung thư túi mật là gì cũng như nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị bệnh. Để giúp bảo vệ bản thân một cách tối ưu nhất, bạn nên chú ý duy trì cân nặng ổn định. Đồng thời áp dụng chế độ sinh hoạt điều độ, cân bằng dinh dưỡng và thường xuyên luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch.

Tác giả: Lê Thọ Hưng