Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra bệnh ung thư amidan thường là:
- Vệ sinh răng miệng kém sạch sẽ.
- Bị các bệnh mãn tính về đường hô hấp, bệnh trong thời gian dài làm tổn thương amidan
- Do môi trường sống bị ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với bụi công nghiệp.
- Do sức đề kháng yếu, bị nhiễm vi khuẩn và virus HPV-16.
Như vậy, không có nguyên nhân nào cho thấy bệnh nhân mắc ung thư amidan do lây nhiễm. Vậy "không lây" chính là câu trả lời cho câu hỏi "ung thư amidan có lây không?" .
Tuy nhiên rất nhiều người còn băn khoăn, bệnh ung thư amidan là do virus HPV-16 gây ra, virus này lại có thể lây qua đường tình dục. Vậy giữa vợ và chồng, nhất là những người có quan hệ bằng đường miệng thì ung thư amidan có lây không?
Đúng là chúng ta có khả năng nhiễm HPV khi quan hệ tình dục rất cao. Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị nhiễm virus HPV. Tuy nhiên, đa số các trường hợp thì HPV sẽ tự khỏi và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu gặp trường hợp thuận lợi, HPV bùng phát thì có thể gây mụn rộp hoặc ung thư.
Cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi người có chứa khoảng 30 gen nội sinh. Những gene này đa số là ngủ yên, nhưng khi có tác động và điều kiện thuận lợi thì chúng mới hoạt động, làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư.
Điều này cho thấy rằng, HPV chỉ làm tăng nguy cơ bị ung thư amidan. Và lây nhiễm HPV chỉ là nguyên nhân gián tiếp gây bệnh. Do đó, trước những băn khoăn "bệnh ung thư amidan có lây không?", ta vẫn có thể khẳng định, ung thư amidan là bệnh không lây nhiễm.
Nhưng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, mọi người vẫn cần có đời sống tình dục lành mạnh, có biện pháp bảo vệ khi quan hệ để tránh bị lây nhiễm HPV.
Thực tế cho thấy, có rất nhiều trường hợp những bệnh nhân ung thư amidan là người cùng một nhà. Do đó, mọi người thường băn khoăn ung thư amidan có lây không, ung thư amidan có di truyền không.
Mọi người cần biết, ung thư amidan hoàn toàn không lây nhiễm và di truyền. Những người trong cùng một nhà thường cùng bị bệnh là do họ có lối sống và môi trường sống giống nhau, nên tỉ lệ mắc bệnh là như nhau:
- Hút thuốc lá cũng sẽ khiến người thân trong gia đình bị ảnh hưởng do hít phải khói thuốc thụ động.
- Mọi người trong cùng một nhà thường có chế độ dinh dưỡng như nhau. Ăn nhiều thịt muối, thịt hun khói, dưa chua, ăn thiếu vitamin A đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư amidan.
- Môi trường sống trong gia đình bị ô nhiễm, có nhiều bụi công nghiệp và bụi xây dựng, nước bẩn,... đều là yếu tố nguy cơ gây bệnh.
- Những người sống chung thường có thói quen vận động và tập thể thao giống nhau. Nếu ít tập thể dục sẽ khiến sức đề kháng kém, cơ thể dễ bị bệnh tật tấn công hơn.
Chính vì những điều trên, mọi người cần phòng chống bệnh tật cho bản thân, cũng là cho những người thân yêu của mình:
- Tránh xa thuốc lá, hạn chế rượu bia.
- Nâng cao khẩu phần ăn uống, xây dựng thực đơn khoa học, ăn đủ chất, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn.
- Vệ sinh răng miệng, thân thể cũng như môi trường sống sạch sẽ.
- Chăm chỉ lao động và rèn luyện thân thể để nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những bất thường sớm nhất, và có những can thiệp kịp thời, bảo vệ sức khỏe.