Bệnh tự miễn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Bệnh tự miễn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
Bệnh tự miễn là căn bệnh nguy hiểm chỉ sau ung thư và các căn bệnh liên quan tới tim mạch. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tự miễn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ở một số người, hệ thống miễn dịch không những giúp chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể mà bị rối loạn hoạt động nên quay ra tấn công lại chính các tế bào của cơ thể, từ đó sinh ra các bệnh tự miễn. Bệnh tự miễn là một trong những căn bệnh nguy hiểm vì không thể điều trị khỏi hoàn toàn và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng.

1. Bệnh tự miễn là gì?

Bệnh tự miễn, có tên tiếng Anh là Autoimmune Disease được định nghĩa là những bệnh lý xảy ra do hệ miễn dịch cơ thể mất đi khả năng nhận biết và phân biệt các kháng nguyên của cơ thể với các tác nhân gây hại bên ngoài. Theo đó, các kháng nguyên trong cơ thể nhầm lẫn và tấn công vào chính các cơ quan trong cơ thể con người, trong khi các loại virus, vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể lại không được ngăn chặn, tấn công và gây tổn thương các cơ quan, gây ra các bệnh tự miễn.

Bệnh tự miễn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh - Ảnh 1.

Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch hoạt động rối loạn - Ảnh Internet.

Bệnh tự miễn có thể gặp ở nhiều đối tượng với những độ tuổi khác nhau nhưng thường gặp nhất ở độ tuổi từ 20-40 tuổi. Bệnh tự miễn có tới hơn 80 bệnh lý khác nhau. Trong đó, các bệnh tự miễn thường gặp là:

- Viêm khớp dạng thấp.

- Lupus ban đỏ hệ thống.

- Bệnh viêm ruột.

- Đa xơ cứng.

- Đái tháo đường tuýp 1.

- Bệnh Basedow.

- Bệnh Addison.

- Bệnh nhược cơ.

- Thiếu máu ác tính.

- Viêm mạch tự miễn.

- Bệnh Celiac.

- Viêm tuyến giáp Hashimoto.

Các bệnh tự miễn có thể từ nhẹ đến nặng và phức tạp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Đọc thêm:

5 nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn

Những dấu hiệu cảnh báo của các bệnh tự miễn phổ biến

2. Triệu chứng của bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là một trong những căn bệnh khó chẩn đoán vì nó có thể tác động đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể và gây ra biến chứng. Theo các thống kê, phụ nữ dễ mắc bệnh tự miễn hơn nam giới.

Dưới đây là một số triệu chứng khi mắc bệnh tự miễn:

- Cơ thể sốt kéo dài, không hạ sốt dù uống thuốc hạ sốt và sốt tái phát liên tục.

Bệnh tự miễn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh - Ảnh 3.

Dị ứng thực phẩm cũng là triệu chứng của bệnh tự miễn - Ảnh Internet

- Thường xuyên cảm thấy cơ thể uể oải, mệt mỏi, mất tinh thần, không tập trung.

- Ngứa da, phát ban, nổi mề đay.

- Tăng cân hoặc giảm cân một cách bất thường.

- Sưng các tuyển ở cổ họng và khớp.

- Dễ bị dị ứng thực phẩm.

3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn có thể gặp ở nhiều đối tượng nhưng có những người dễ mắc bệnh tự miễn hơn những người khác,

Dưới đây là những yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn:

- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.

- Độ tuổi: Người trẻ tuổi và tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

- Yếu tố di truyền: Lịch sử gia đình có các rối loạn tự miễn.

- Môi trường sống: Tiếp xúc với các tác nhân môi trường bị ô nhiễm.

- Có tiền sử bị nhiễm trùng.

Bệnh tự miễn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh - Ảnh 2.

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tự miễn cao hơn nam giới - Ảnh Internet.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn

Nguyên nhân sâu xa của bệnh tự miễn là do chính hệ thống miễn dịch tấn công các cơ quan trong cơ thể. Các nghiên cứu của y học hiện đại đã xác định nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn bao gồm:

- Tình trạng ô nhiễm môi trường: Thường xuyên tiếp xúc với những hóa chất như thủy ngân, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc...có thể gây tổn hại trực tiếp lên hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó, các mô của cơ thể bị tổn hại và bị biển đổi khiến hệ miễn dịch nhầm lẫn, tấn công vào các cơ quan, gây ra bệnh tự miễn.

- Hiện tượng nhiễm trùng: Nhiễm trùng là nguyên nhân gây nên một số bệnh tự miễn như sốt thấp khớp, viêm cột sống...

- Xáo trộn vi khuẩn đường ruột: Có hàng tỉ vi khuẩn đường ruột có vai trò điều hòa hệ miễn dịch. Tuy nhiên, tình trạng quá lạm dụng thuốc kháng sinh và thuốc ngừa thai dẫn đến sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột gây nên các chứng tự miễn và các rối loạn miễn dịch.

- Thiếu hụt vitamin D: Vitamin D có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch, có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại ung thư, ngăn ngừa sự gắn kết của những thành phần chống lại hệ miễn dịch. Vì thế, khi cơ thể thiếu hụt vitamin D có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tự miến.

- Hội chứng rò ruột: Khi hệ vi khuẩn đường ruột bị xáo trộn, sự tiêu hóa trở nên kém hiệu quả, màng nhầy ruộ bị tổn hại. Lúc này, hàng rào phân cách ruột và máu bị hóa giải khiến các phần tử thức ăn từ ruột đi vào máu và tạo gánh nặng cho hệ miễn dịch làm cho hệ miễn dịch thay đổi dẫn đến sự tự miễn.

- Chế độ dinh dưỡng và lối sống không khoa học: Chế độ dinh dưỡng, lối sống thiếu khoa học, cùng với những thói quen gây hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, rượu bia, chất kích thích thường xuyên;thức khuya kéo dài… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn.

5. Phương pháp chẩn đoán bệnh tự miễn

Trên thực tế, không có xét nghiệm đơn lẻ nào có thể chẩn đoán được hầu hết các bệnh tự miễn. Để chẩn đoán bệnh tự miễn, các bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng các xét nghiệm và đánh giá các triệu chứng của người bệnh.

Thông thường, xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA) là xét nghiệm đầu tiên mà bác sĩ sử dụng khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng có liên quan đến bệnh tự miễn. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm là dương tính chứng tỏ người bệnh đã mắc một trong số những căn bệnh tự miễn nhưng xét nghiêm này không xác nhận chính xác loại bệnh nào.

Bệnh tự miễn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh - Ảnh 3.

Thông thường các bác sĩ sẽ dùng xét nghiêm ANA để chẩn đoán bệnh tự miễn - Ảnh Internet.

Các bác sĩ sẽ sử dụng các xét nghiệm khác giúp tìm các kháng thể đặc hiệu được tạo ra trong một số bệnh tự miễn. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể làm các xét nghiệm để kiểm tra tình trạng viêm do các bệnh tự miễn gây ra trong cơ thể.

6. Bệnh tự miễn có nguy hiểm không? Các biến chứng của bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là những biến chứng của bệnh tự miễn:

- Bệnh tim: Các bệnh lý tự miễn như lupus, xơ cứng bì và viêm khớp tự miễncó thể dẫn đến xơ cứng động mạch và bệnh tim, gây nguy hiểm cho người bệnh.

- Các căn bệnh về thần kinh: Rối loạn hệ miễn dịch có thể gây ra tổn thương dây thần kinh hoặc các bệnh về thần kinh. Cụ thể, viêm khớp dạng thấp và tiểu đường tuýp 1 dễ gây ra biến chứng về thần kinh.

- Biến chứng ở phổi: Các thống kê cho thấy, những người bệnh bị viêm khớp tự miễn thường dẫn tới biến chứng thuyên tắc phổi, rối loạn đông máu ở động mạch chính phổi….

- Trầm cảm: Hệ miễn dịch có mối liên kết chặt chẽ với hệ thần kinh, rất nhiều trường hợp người mắc bệnh tự miễn rối loạn cảm xúc và trầm cảm khi “sống chung” với các triệu chứng khó chịu của bệnh.

- Ung thư: Khi hệ miễn dịch suy yếu, người bệnh cũng có thể mắc nhiều bệnh lý ung thư khác. Ví dụ như bệnh lupus ban đỏ hệ thống có liên quan chặt chẽ với nhiều bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung ở phụ nữ...

- Tổn thương các cơ quan: Nếu không được điều trị đúng cách, các bệnh tự miễn tấn công các cơ quan cụ thể có thể gây ra tổn thương đáng kể. Ví dụ, viêm gan tự miễn có thể dẫn đến tổn thương cho gan, tiểu đường tuýp 1có thể gây ra các vấn đề về thận và tổn thương võng mạc....

7. Bệnh tự miễn có chữa được không?

Bệnh tự miễn vừa khó chẩn đoán lại vừa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên chữa khỏi bệnh tự miễn được không là băn khoăn của rất nhiều người.

Trên thực tế, các phương pháp điều trị hiện nay không thể chữa khỏi bệnh tự miễn nhưng có thể kiểm soát các phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức và làm giảm tình trạng viêm. Cụ thể, các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tự miễn bao gồm:

- Thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen và naproxen....

- Các thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch

Ngoài ra, các phương pháp điều trị cũng giúp làm giảm các triệu chứng như đau, sưng, mệt mỏi và phát ban da.

Bệnh tự miễn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh - Ảnh 4.

Các bác sĩ thường dùng thuốc kháng viêm Ibuprofen để điều trị bệnh tự miến - Ảnh Internet.

8. Phòng tránh bệnh tự miễn bằng cách nào?

Dù bệnh tự miễn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể phòng tránh bệnh tự miễn bằng các thói quen đơn giản sau:

- Tránh tiếp xúc với các độc tố, các chất gây ô nhiễm môi uranium, cadmium, thuốc trừ sâu...

- Hạn chế uống rượu bia và sử dụng nhiều mỹ phẩm.

- Bổ sung những thực phẩm chống viêm có chứa chất protein trong các loại rau củ và trái cây, các chất béo lành mạnh.

- Hạn chế ăn chất béo chuyển hóa, omega-6, đường và tinh bột.

- Luôn duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

- Ăn thực phẩm có chứa nhiều chất xơ để bảo vệ sức khỏe đường ruột và bổ sung thêm men probiotic.

- Bỏ hút thuốc lá.

- Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc.

- Khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm nhằm phát hiện sớm những bệnh nguy hiểm, trong đó có các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.

- Tập luyện thể thao.

- Khi có các dấu hiệu bất thường ở cơ thể, cần được đi khám, tránh tự ý dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc,

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến bệnh tự miễn. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc và theo dõi cơ thể để phòng tránh được căn bệnh tự miễn nguy hiểm.


Tác giả: Ngọc Điệp