Mặc dù không có một loại thuốc thần kỳ nào giúp loại bỏ tất cả nguy cơ mắc bệnh nhưng chúng ta có thể làm rất nhiều điều để giảm nguy cơ mắc phải chúng, bao gồm cân nhắc những gì bạn ăn/nạp vào cơ thể.
Có rất nhiều loại thực phẩm bạn có thể ăn và nhiều loại mà bạn cần tránh xa để đảm bảo sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của bạn luôn ở trạng thái tốt nhất. Đặc biệt, thói quen ăn uống dưới đây có thể giúp bạn giảm thiểu nhiều nguy cơ khi các bệnh truyền nhiễm đang gia tăng trong mùa hè.
Theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y khoa của Tiến sĩ DY Patil Vidyapeeth, đa dạng chế độ ăn uống là thói quen ăn uống tốt nhất để xác định chất lượng chế độ ăn uống và giúp giảm nguy cơ cũng như mức độ nghiêm trọng của các bệnh mãn tính.
Bài báo đề cập đến việc xác định sự đa dạng trong chế độ ăn uống như một số nhóm thực phẩm được tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định. Nghĩa là tăng sự đa dạng của các loại thực phẩm và nhóm thực phẩm trong chế độ ăn uống của bạn để giúp đảm bảo lượng chất dinh dưỡng thiết yếu được hấp thụ đáng kể.
Chế độ ăn đa dạng cũng khuyến khích tính đa dạng sinh học và tính bền vững, cho phép cân bằng dinh dưỡng và giảm thiểu các kết quả bất lợi của thực phẩm đối với sức khỏe.
Một nghiên cứu cắt ngang dựa trên cộng đồng đã diễn ra từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 1 năm 2017. Nghiên cứu đã nghiên cứu 216 người trưởng thành thực hiện một bảng câu hỏi tổng hợp về chế độ ăn uống.
Kết quả cho thấy trung bình gần 45,4% người tham gia có đủ điểm đa dạng về chế độ ăn, có nghĩa là hơn một nửa dân số không đạt được mục tiêu đa dạng về chế độ ăn của họ. Người ta cũng thấy rằng tuổi tác, nơi cư trú, kiểu gia đình và nghề nghiệp cũng có tác động đáng kể đến sự đa dạng về chế độ ăn uống đầy đủ.
Cùng với kết luận này, người ta cũng phát hiện ra rằng việc tăng cường đa dạng các loại thực phẩm và nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn là điều cần thiết ngay từ những giai đoạn đầu đời để tăng trưởng và phát triển toàn diện.
Theo bài báo, một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng một chế độ ăn uống thiếu sự đa dạng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe thể chất, sức khoẻ tinh thần và sự phát triển của bạn. Hay nói cách khác, một chế độ ăn thiếu cân bằng sẽ khiến suy giảm thể chất, khả năng chống nhiễm trùng từ bên ngoài cũng như suy giảm sự phát triển của não bộ về mặt nhận thức, khả năng sinh sản và thậm chí là cả năng lực hành vi xã hội.
Đọc thêm:
+ Ăn gì hại gan? Tránh xa những loại thực phẩm này để có lá gan khoẻ mạnh
+ Ăn gì tốt cho mắt? 10 loại thực phẩm hàng đầu cho đôi mắt
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho biết, các bệnh tim mạch, huyết áp cao, ung thư và tiểu đường loại 2 đang là các bệnh mãn tính phổ biến ở người trưởng thành. Những người này cần bổ sung các loại thực phẩm đa dạng hơn chứa các vitamin, khoáng chất và phytochemical khác nhau để giảm nguy cơ bệnh tật đó cũng như hỗ trợ các mặt khác của sức khoẻ.
Tổ chức Y tế Thế giới gợi ý rằng nên tiêu thụ ít nhất 20 đến 30 loại thực phẩm khác nhau về mặt sinh học mỗi tuần để có một chế độ ăn uống lành mạnh.
Khi đặt ra vấn đề cần có chế độ ăn đa dạng thì câu hỏi được đưa ra đó là: "Làm cách nào để bạn nhận biết mình có đang ăn uống đa dạng không?".
Theo Series thì có một số cách để đo lường sự đa dạng trong chế độ ăn uống. Một cách đo lường phổ biến là xác định Điểm Đa dạng Chế độ Ăn uống của Hộ gia đình (HDDS). Trong 24 giờ, bạn ghi lại lượng thức ăn tiêu thụ của mình. Điểm HDDS được tính bằng cách xếp các loại thực phẩm được báo cáo của bạn vào các nhóm thực phẩm. Các nhóm thực phẩm được chia theo những cách sau:
- Ngũ cốc
- Củ có rễ màu trắng
- Rau
- Trái cây
- Thịt
- Trứng Cá và các loại hải sản khác
- Các loại đậu, quả hạch và hạt
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Dầu và chất béo
- Kẹo
- Gia vị và đồ uống.
Bạn cũng có thể viết nhật ký thực phẩm để ghi lại những gì bạn đã ăn trong ngày. Những cách khác bao gồm thử một công thức mới và ăn những thực phẩm cầu vồng có màu sắc khác nhau một cách tự nhiên. Những thực phẩm này có xu hướng có các chất dinh dưỡng và chất phytochemical khác nhau.
Tóm lại, một chế độ ăn uống đa dạng sẽ giúp cơ thể bạn khoẻ mạnh chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây ra nhiễm trùng hay nói cách khác là tăng cường hệ miễn dịch. Nếu đang mắc các bệnh mãn tính hay các vấn đề sức khoẻ khác bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chủ trị để được tư vấn phù hợp.
Nguồn dịch: The #1 Eating Habit to Significantly Lower Risk of Disease, Says Science