Mặc dù bệnh trĩ rất phổ biến, nhưng sự khó chịu ở vùng hậu môn không phải lúc nào cũng là do bệnh trĩ gây ra. Sa trực tràng, mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng nó có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh trĩ, bao gồm đau hậu môn, cảm giác ngứa xung quanh hậu môn và máu trong phân.
- Bệnh trĩ và sa trực tràng đều gây hiện tượng chảy máu hậu môn khi đi đại tiện. Máu tươi có thể lẫn trong phân, hoặc thấm trên giấy vệ sinh. Lượng máu tùy thuộc và mức độ của bệnh.
- Sa trực tràng thường có nhiều điểm tương đồng với sa búi trĩ. Trong cả hai trường hợp, mô từ bên trong trực tràng bắt đầu nhô ra ngoài hậu môn. Khi các tĩnh mạch trong trực tràng bị giãn ra, một búi trĩ nội có thể được hình thành và bắt đầu nhô ra ngoài,mô sưng và chảy máu, khó đẩy trở lại. Tĩnh mạch bị giãn cũng khiến cho trực tràng bị sa ra ngoài hậu môn. Khối sa của bệnh trĩ và sa trực tràng đều tiết nhiều dịch nhày khiến cho hậu môn bị ẩm ướt.
- Các triệu chứng đặc trưng của bệnh sa trực tràng, không xuất hiện trong các trường hợp bệnh trĩ bao gồm: Không kiểm soát hoặc rò rỉ phân, cảm giác đầy trong ruột, mô tăng sinh có sự xuất hiện của các vòng tròn đồng tâm.
- Mặc dù bệnh trĩ và sa trực tràng đều xuất hiện những mô nhô ra ngoài hậu môn, nhưng khối sa trĩ thường ngắn, bao gồm các búi rối không đều. Trong khi đó, khối sa trực tràng là 1 phần hay toàn bộ trực tràng, thường đài và tròn đều.
- Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính.
- Khó đi đại tiện.
- Chế độ ăn uống kém, ít chất xơ.
- Cơ thể mất nước.
- Lối sống ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ.
- Ảnh hưởng từ quá trình mang thai và sinh nở tự nhiên.
- Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính.
- Khó đi đại tiện.
- Yếu cơ sàn chậu.
- Suy giảm các cơ và dây chằng của trực tràng do tuổi tác.
- Suy yếu cơ thắt hậu môn.
- Chấn thương trước vùng hậu môn hoặc vùng chậu bao gồm cả nguyên nhân mang thai, chuyển dạ và sinh nở.
- Chấn thương cột sống, chấn thương lưng, phẫu thuật lưng, hoặc các phẫu thuật khác của vùng xương chậu.
- Các bệnh, điều kiện và nhiễm trùng khác như: bệnh tiểu đường, xơ nang, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cắt tử cung và nhiễm trùng trong ruột do ký sinh trùng - như giun kim và giun đũa,....
Trong những trường hợp ít nghiêm trọng, bệnh trĩ và sa trực tràng có thể được điều trị bằng cách thay đổi thói quen đi vệ sinh, tập luyện để làm săn chắc tĩnh mạch cũng như cơ sàn chậu. Các phương pháp vật lý trị liệu cũng có thể giúp tăng nhu động ruột, thư giãn sàn chậu, hồi phục thần kinh cơ.
Trong trường hợp bệnh trĩ và sa trực tràng đã tiến triển nặng thì cần phải can thiệp phẫu thuật. Nhưng tính chất của ca phẫu thuật bệnh trĩ và sa trực tràng là hoàn toàn khác nhau. Nếu như phẫu thuật bệnh trĩ là cắt bỏ đi các búi trĩ bị nhô ra ngoài, thì phẫu thuật trực tràng lại là phương pháp mổ treo trực tràng vào u nhô.
Bệnh trĩ và sa tử cung có khả nhiều triệu chứng giống nhau, dễ bị nhầm lẫn nếu chỉ quan sát các mô sa bên ngoài. Do vậy, để chẩn đoán chính xác nhất, bệnh nhân nên đến khám tại bệnh viện và các cơ sở y tế uy tín. Khi đã có chẩn đoán chính xác, việc điều trị cũng sẽ được tiến hành thuận lợi và hiệu quả hơn.