Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh
Bệnh trĩ bao gồm 2 dạng: trị nội và trĩ ngoại. Mỗi một dạng bệnh sẽ có một đặc trưng khác nhau cùng với phương pháp điều trị khác nhau. Vậy bệnh trĩ là gì? Như thế nào là trĩ nội? Như thế nào là trĩ ngoại? Làm cách nào để nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị?

Bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ là một trong những bệnh phổ biến ở người trung niên và phụ nữ có thai. Tuy là một bệnh lành tính nhưng lại gây nhiều khó khăn cho người bệnh. 

Họ thường bỏ qua những triệu chứng nhẹ và tâm lý thường ngại khi đi khám vùng kín. Cho đến khi những triệu chứng đó càng ngày càng nặng gây khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh mới đi khám. Dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh trĩ nhé.

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là một bệnh lý liên quan đến biến đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn. Vậy bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là do tăng áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng, các tĩnh mạch do chịu chèn ép từ bên trong có khả năng xung huyết, chảy máu, có khi bị sa ra ngoài.

Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh

Bệnh trĩ là gì? - Hình ảnh bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại (Ảnh: Internet)

Dựa vào vị trí phát sinh búi trĩ, bệnh trĩ được chia ra các loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Nguyên nhân chính gây bệnh trĩ là do rặn quá mức lúc đi đại tiện vì táo bón hoặc tiêu chảy. 

Hoặc bệnh trĩ có thể phát triển do thói quen ngồi quá nhiều, hoặc do béo phì, nâng vật nặng hoặc hoạt động gắng sức nào đó. Đây chính là câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi bệnh trĩ là gì?

2. Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại

Như đã nói ở trên, bệnh trĩ điển hình gồm 2 dạng là trĩ nội và trĩ ngoại. Sau khi biết được bệnh trĩ là gì, dưới đây là những thông tin đến 2 dạng của bệnh trĩ này:

2.1. Trị nội

Trĩ nội là những búi trĩ được hình thành bên trong ống hậu môn, nơi thường không có thần kinh cảm giác. Trĩ nội được phân thành các mức độ sau:

- Trĩ nội độ 1: Các tĩnh mạch trĩ giãn nhẹ, đội niêm mạc lên, lồi vào thành trực tràng. Trĩ nội độ 1 chưa sa búi trĩ ra ngoài hậu môn. 

- Trĩ nội độ 2: Các tĩnh mạch trĩ đã giãn nhiều hơn tạo thành các búi to, mỗi khi đi cầu búi trĩ sa ra ngoài cơ thắt hậu môn, nhưng sau đó tự co lại được.

- Trĩ nội độ 3: Búi trĩ to, sa ra ngoài nhiều, không tự co lên được mà phải tác động đẩy búi trĩ thì mới co vào được.

- Trĩ nội độ 4: Búi trĩ to, sa ra ngoài thường trực, tác động đẩy búi trĩ thì cũng không co vào được và có thể bị thắt nghẹt dẫn đến hoại tử búi trĩ. 

Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh

Bệnh trĩ nội được chia làm 4 mức độ khác nhau (Ảnh: Internet)

 2. Trĩ ngoại

Gọi là trĩ ngoại vì búi trĩ xuất phát từ khoang cạnh hậu môn dưới da, chân búi trĩ nằm ở dưới đường lược hay dưới cơ thắt hậu môn.

Trĩ ngoại là những búi trĩ bị phồng to, sẫm màu, xơ cứng bởi các đám rối tĩnh mạch căng giãn, gấp khúc tạo nên và thường lòi ra bên ngoài hậu môn. 

Trĩ ngoại thường gây khó chịu khi đi lại, nhất là có kèm theo xuất tiết, ẩm ướt. Do ẩm ướt cho nên có thể bị viêm nhiễm, nhất là loại xảy ra ngay tại nếp gấp ở cửa hậu môn gây nên dễ phù nề, đau đớn.

Bệnh trĩ ngoại gây đau khi đi đại tiện và ra máu. Các tĩnh mạch ở hậu môn giãn to tạo thành các búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn gây khó chịu, đau khi đi lại và lúc đi đại tiện. Trĩ ngoại càng để lâu càng dễ gây viêm nhiễm, có thể gây nhiễm trùng huyết.

 2.3. Phân biệt trĩ nội, trĩ ngoại 

Dựa vào vị trí, bề mặt trĩ, biểu hiện, dây thần kinh cảm giác chúng ta có thể phân biệt được 2 dạng bệnh trĩ là gì, đâu là trĩ nội và đâu là trĩ ngoại:

- Vị trí

+ Trĩ nội xuất hiện ở phía trên đường lược.

+  Trĩ ngoại xuất hiện phía dưới đường lược.

- Bề mặt trĩ:  

+ Trĩ nội là lớp niêm mạc của ống hậu môn. 

+ Trĩ ngoại là những mô thành lát, tầng.

- Biểu hiện

+ Trĩ nội nghẹt búi trĩ, viêm da quanh vùng hậu môn. 

+ Trĩ ngoại búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, bị đau, chảy máu, kèm theo ngứa rát. 

- Dây thần kinh cảm giác

+ Trĩ nội không có dây thần kinh cảm giác, nên ít gây đau. 

+ Trị ngoại có dây thần kinh cảm giác, nên thường đau đớn khi bị thuyên tắc búi trĩ.

3. Yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh

Bệnh trĩ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm (Ảnh: Internet)

Một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh trĩ là gì, ảnh hưởng như thế nào mà các bạn cần phải biết:

- Đi ngoài, táo bón, tiêu chảy tần suất cao có thể ảnh hưởng đến tĩnh mạch gây ra căng giãn và ứ máu ở hậu môn.

- Ăn quá ít chất xơ có thể làm tăng tần suất bệnh trĩ.

- Thừa mỡ, béo phì cũng là yếu tố làm gia tăng tần suất bệnh.

- Khuân vác, chơi cử tạ, quần vợt, đứng lâu, ngồi lâu cũng làm gia tăng áp lực ổ bụng gây cản trở đến sự hồi lưu máu về tim dẫn đến giãn tĩnh mạch hậu môn.

- U vùng khung tiêu cũng cản trở hồi lưu của máu về tim nguy cơ gây bệnh trĩ.

4. Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Các tĩnh mạch ở quanh hậu môn bị áp lực dẫn đến căng, phồng hoặc xung huyết. Từ đó các búi trĩ sẽ phát triển do áp lực gia tăng ở phần gửi trực tràng gây nên. Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ như:

- Ngồi đi vệ sinh quá lâu.

- Bị tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính.

- Mang thai

- Quan hệ qua đường hậu môn

- Thừa cân và béo phì

- Ăn nhiều thịt và ít chất xơ

- Đi vệ sinh phải gồng lên.

5. Triệu chứng của bệnh trĩ

Trĩ là căn bệnh có thể phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy các dấu hiệu và triệu chứng để nhận biết bạn đã bị bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh

Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ là gì? Triệu chứng bệnh trĩ nội là gì? (Ảnh: Internet)

- Chảy máu là triệu trứng sớm của bệnh trĩ thường gặp nhất. Giai đoạn đầu khi đi đại tiện người bị mắc bệnh trĩ sẽ bị chảy máu tươi kèm theo đau. Nặng hơn máu sẽ chảy thành giọt hoặc thành tia, chỉ cần ngồi xổm là bị chảy máu.

- Có cảm giác ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn bởi sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn tạo ra dịch nhầy.

- Đau, khó chịu khi dạo động và cử động vùng hậu môn.

- Vùng hậu môn bị phù nề, sưng to.

- Có một khối thịt nhô lên gần hậu môn gây đau, rát.

6. Biến chứng của bệnh trĩ

Hiểu được bệnh trĩ là gì, chúng ta sẽ thấy rằng những biến chứng của bệnh thường rất hiếm khi xảy ra. Nhưng không phải là không có biến chứng. Một số biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

- Thiếu máu, do mất máu mãn tính từ bệnh trĩ (trường hợp hiếm xảy ra).

- Nghẹt búi trĩ gây ra hiện tượng đau, rát và nổi cộm do cục máu đông.

- Tắc mạch: Đây là biến chứng xảy ra khi cục máu đông nằm trong mạch máu của búi trĩ, khi chơi thể thao, làm việc nặng gây áp lực có thể khiến cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu. 

- Gây viêm da quanh vùng hậu môn do nguyên nhân bị loét búi trĩ.

Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh

Biến chứng khó lường từ bệnh trĩ (Ảnh: Internet)

7. Cách điều trị bệnh trĩ

Hiểu được bệnh trĩ là gì chúng ta sẽ có cách điều trị bệnh trĩ sao cho phù hợp. Nguyên tắc điều trị bệnh trĩ là: Chế độ ăn uống lành mạnh (nhiều rau xanh, nhiều nước để chống chứng táo bón) kết hợp sử dụng những dưỡng chất giúp hoạt huyết, bền vững thành mạch, nhuận tràng, kháng viêm và mau lành vết thương để giúp phòng ngừa các triệu chứng thường thấy ở người bệnh trĩ.

Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh

Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh là cách chữa bệnh trĩ tại nhà tốt nhất (Ảnh: Internet)

7.1. Điều trị trĩ nội

Phương pháp điều trị thường là từ độ 1 đến độ 3, khi các đám rối tĩnh mạch vẫn có sự đàn hồi thì phương pháp nội khoa sẽ được ưu tiên.

Nhưng trĩ nội chuyển sang cấp độ 4, khi đó đám rối tĩnh mạch trĩ đã bị co giãn quá mức và gần như không còn có thể phục hồi được bằng phương pháp nội khoa, thì buộc phải phẫu thuật cắt bỏ.

7.2. Điều trị trĩ ngoại

Với trĩ ngoại, tùy vào thời kỳ của bệnh, các bác sĩ sẽ xác định một phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân, cũng tuân theo quy tắc mức độ nhẹ dùng phương pháp nội khoa, nặng thì dùng phương pháp phẫu thuật.

Lời kết

Trên đây là tất tần tất những thông tin về chủ đề bệnh trĩ. Những câu hỏi liên quan như bệnh trĩ là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh trĩ là gì cũng đã được chúng tôi giải đáp trong bài viết ở trên. Hi vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn có thể hiểu thêm về bệnh để có cách phòng tránh và chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý cho bản thân mình. Chúc các bạn luôn khoẻ mạnh và chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao.


Tác giả: Trương Xuân