Trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi là viêm thực quản trào ngược. Các triệu chứng thường gặp là ợ nóng, ợ chua, nuốt khó,...chúng giống với triệu chứng các các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên dễ nhầm lẫn.
Để điều trị triệt để trào ngược dạ dày thực quản cần một khoảng thời gian dài, bệnh cần phải được điều trị bằng nhiều phương pháp.
Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì? (Ảnh: Internet)
Do vậy, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì theo dõi, dùng thuốc, đặc biệt cần có một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học. Vậy người bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì và kiêng gì?
Bánh mỳ, bột yến mạch (Ảnh: internet)
Đây là thực phẩm được lựa chọn hàng đầu cho câu hỏi trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì? Cả bột yến mạch và bánh mỳ đều có tác dụng "hút" bớt lượng acid dư thừa có trong dạ dày hiện tượng ợ nóng, đau rát sẽ giảm nhanh.
Bột yến mạch còn có thể nấu thành các món súp, cháo, hoặc trộn với sữa, làm bánh.
Gừng nó thường được sử dụng như một loại thuốc (Ảnh: internet)
Gừng là loại thực phẩm rất quen thuộc với chúng ta, nó thường được sử dụng như một loại thuốc để chữa nhiều bệnh, trong đó có bệnh trào ngược axit dạ dày.
Do gừng có tác dụng chống viêm tự nhiên nên nó giúp vết thương nhanh liền.
Các loại đỗ cũng tốt cho người bệnh (Ảnh: internet)
Các loại đậu đỗ giàu chất xơ, các amino axit cần thiết rất tốt cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, một số thực phẩm họ đậu như đậu tương, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh… đều chứa carbohydrat phức hợp có thể gây nên hiện tượng đầy hơi.
Trước khi chế biến các loại đậu này, bạn nên ngâm qua đêm các hạt đậu khô để làm mềm hạt và nên ăn từng lượng nhỏ để cơ thể thích nghi dần.
Khá ngạc nhiên khi kẹo cao su lại nằm trong top thực phẩm được tư vấn cho người bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì. Kẹo cao su có tác dụng làm dịu cơn đau nhanh chóng.
Bởi việc nhai kẹo cao su sẽ kích thích sản xuất nước bọt có tính kiềm đồng thời có tác dụng làm dịu cơn đau trên niêm mạc thực quản và đẩy axit xuống dạ dày.
Tuy nhiên bạn không nên ăn các loại kẹo cao su bạc hà, bởi nó ảnh hưởng không tốt tới cơ thắt thực quản dưới.
Đạm dễ tiêu tốt cho người trào ngược như: thịt thăn lợn, tim lợn, thịt lưỡi lợn, và thịt ngan. Người bệnh nên tránh ăn nhiều thịt vịt và thịt gà.
Thịt vịt mang tính hàn lạnh, thịt gà tính nóng đều không tốt.
Đối với những người mắc bệnh cần hạn chế không sử dụng nhiều các loại gia vị cay nóng như: ớt, bạc hà, tỏi… là những chất gây kích thích lớp màng thực quản và cũng làm tăng cảm giác nóng rát dạ dày.
Thực phẩm chứa nhiều chất béo hạn chế (Ảnh: internet)
Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như: mỡ động vật, đồ chiên, rán nhiều mỡ… bởi những thực phẩm đó khiến cho việc tiêu hóa càng chậm và khó khăn hơn.
Khó tiêu sẽ dẫn đến hiện tượng trướng bụng, tăng áp lực cho dạ dày, do đó cũng tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới.
Thời gian tiêu hóa thức ăn cũng lâu hơn khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại gây khả năng trào ngược dạ dày thực quản.
Chanh là hoa quả chứa nhiều axit nên cần hạn chế dùng (Ảnh: internet)
Trái cây rất tốt cho sức khỏe, bổ sung vitamin và khoáng chất, nhưng đối với bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày - thực quản thì không phải loại hoa quả nào cũng tốt.
Ví dụ như người bệnh cần hạn chế ăn các loại hoa quả cam, quýt, chanh, bưởi… vì chúng thường có vị chua và chứa nhiều vitamin C nên sẽ làm tăng sự tiết dịch của dạ dày.
Nói không với rượu, bia, thuốc lá (Ảnh: internet)
Bệnh nhân cần tránh các đồ uống có cồn, kích thích như: cà phê, trà và những đồ uống chứa caffeine… chúng làm tăng sự giãn cơ vòng dưới thực quản cũng như tăng sự tiết axit trong dạ dày.
Đồ uống có ga như: cocacola, soda… cũng nên hạn chế bởi vì những đồ uống này sẽ làm trướng bụng, gây ra những tác động xấu với cơ thắt dạ dày thực quản.
Đặc biệt khi dạ dày đang đói mà sử dụng rượu, bia và những đồ uống có pha rượu đều có hại đối với sự co giãn của cơ thắt thực quản.
Bên cạnh đó, sữa và socola là thực phẩm chứa nhiều chất béo, protein và can xi, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì, không nên ăn gì. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước bởi mỗi bệnh nhân có thể trạng khác nhau sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau.
Tổng hợp