Bệnh tiểu đường là một trong các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hàng đầu trên thế giới. Căn bệnh này làm tăng tỷ lệ tử vong, ảnh hưởng chất lượng sống của không chỉ của chính bệnh nhân mà còn cả gia đình của họ.,
Hiện nay, có rất nhiều phương án điều trị khác nhau có thể được dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Nhưng nhiều người trong số đó đã lựa chọn kiểm soát bệnh bằng thay đổi lối sống, từ đó làm thuyên giảm bệnh.
Trước thực tế này, một nghiên cứu mới đã được thực hiện gần đây và tiến hành đăng tải kết quả trên Tạp chí Y khoa PLOS. Trong đó, kết quả đề cập đến sự ghi nhận một số lượng lớn người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đã thuyên giảm bệnh. Đồng thời, những yếu tố nào tác động đến sự thuyên giảm này cũng là điều mà các nhà nghiên cứu quan tâm.
Theo thống kê trong năm 2019, có 422 triệu người trên thế giới đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Dự kiến con số này sẽ tăng lên thành 700 triệu người vào năm 2045. Nhiều yếu tố góp phần vào sự gia tăng này, chẳng hạn như già hóa dân số, béo phì, lối sống ít vận động,...
Đọc thêm:
- Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Điểm danh 10 loại trái cây tốt nhất cho người bị tiểu đường
- Tiểu đường nên ăn gì? Điểm danh những thực phẩm cực tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường
Kiểm soát bệnh tiểu đường nhờ các liệu pháp hạ đường huyết là phương pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay. Còn thuyên giảm bệnh tiểu đường lại là một khái niệm khác. Nó có nghĩa là bệnh nhân vẫn duy trì được chỉ số đường huyết bình thường, nhưng không sử dụng các thuốc hạ đường huyết.
Các phẫu thuật cực đoan như thắt dạ, cắt dạ dày,... được một số người lựa chọn để làm thuyên giảm bệnh tiểu đường của họ. Trong khi đó, một số người khác lại cố gắng làm thuyên giảm bệnh bằng cách thay đổi lối sống, giảm năng lượng trong bữa ăn, giảm cân,...
Nhưng trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã nhận thấy một điều thú vị. Rằng các bệnh nhân tiểu đường có thể làm thuyên giảm bệnh mà không cần phải phẫu thuật hay là tham gia vào những cuộc thử nghiệm mới.
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên dữ liệu từ Cơ quan Thông tin chăm sóc người Scotland và Bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học đã lựa chọn 162 000 bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 trên 30 tuổi làm đối tượng tham gia nghiên cứu.
Hemoglobin A1C hay còn gọi là HbA1C là chỉ số chính được sử dụng để đánh giá bệnh nhân trong nghiên cứu. Nó phản ánh sự kiểm soát mức đường huyết trong vòng ba tháng gần nhất tính đến thời điểm kiểm tra.
Theo kết quả thu được, có 7 710 bệnh nhân (khoảng 5% tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu) đã sự thuyên giảm bệnh dù không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Chỉ số HbA1C của những bệnh nhân này đã giảm về dưới mức 48 mmol/mol trong vòng 365 ngày.
Sau đó, các nhà khoa học đã tiến hành so sánh đặc điểm của những bệnh nhân có bệnh đái tháo đường thuyên giảm với các bệnh nhân còn lại.
Họ nhận thấy rằng, các bệnh nhân có bệnh tiểu đường tuýp 2 đã thuyên giảm có những đặc điểm chung nhất định với nhau. Những đặc điểm này bao gồm lớn tuổi, không dùng thuốc hạ đường huyết, đường huyết thấp khi chẩn đoán bệnh, đã giảm cân nhờ các biện pháp thích hợp,... Ngoài ra, những người da trắng có tỷ lệ thuyên giảm bệnh tiểu đường nhiều hơn so với các sắc tộc khác.
Điều thú vị là, mặc dù phẫu thuật giảm cân có mối quan hệ mật thiết với sự thuyên giảm của bệnh tiểu đường. Nhưng trong các trường hợp tham gia nghiên cứu, có rất ít bệnh nhân áp dụng phương pháp này.
Theo các nhà nghiên cứu, cần nắm rõ tỷ lệ các bệnh nhân có thể thuyên giảm bệnh và những yếu tố tác động đến kết quả. Từ đó xác định các nhóm bệnh nhân có hy vọng thuyên giảm bệnh tiểu đường. Điều này giúp tập trung nguồn lực và xác định mục tiêu cụ thể để điều chỉnh lối sống cho các bệnh nhân này.
Faye Riley đến từ Diabetes UK cho rằng, nghiên cứu này đưa ra cái nhìn rõ hơn về nhóm bệnh nhân có khả năng thuyên giảm bệnh tiểu đường. Từ đó xác định các đối tượng thuyên giảm bệnh tiểu đường nhưng không nằm trong các đối tượng nghiên cứu, đưa ra sự hỗ trợ kịp thời đối với họ. Và đây cũng là cơ sở để các chuyên gia y tế có thể đưa ra lời khuyên cho các đối tượng có thể được hưởng lợi nhiều nhất.
Các kết quả của nghiên cứu mới lần này là tạo cơ sở cho những nghiên cứu mới hoặc các sáng kiến trong tương lai. Nó cung cấp các bằng chứng về vai trò quan trọng của thay đổi chế độ sống, giáo dục bệnh nhân trong điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Theo Tiến sĩ Dr. Swapnil Khare đến từ Đại học Y Indiana, những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cần phải nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn. Đây là điều rất quan trọng.
Ông cho rằng, vấn đề ăn uống và dinh dưỡng ngày càng được chú trọng hơn. Điều này được thúc đẩy nhờ các chương trình nâng cao nhận thức, mà mạng xã hội là một kênh quan trọng. Điều này có thể giúp phát hiện bệnh tiểu đường sớm hơn. Từ đó đưa ra các biện pháp hỗ trợ thích hợp.
Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn có những hạn chế dù đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong đó bao gồm việc chưa đề cập đến tính bền vững của kết quả thuyên giảm bệnh tiểu đường tuýp 2. Kết quả của nghiên cứu cũng chưa có tính bao quát cho nhiều nhóm sắc tộc khác nhau. Bởi có đến 74% đối tượng tham gia nghiên cứu này là những người da trắng.
Hơn thế nữa, trong nghiên cứu đã có đề cập đến các bệnh nhân thực hiện phẫu thuật. Nhưng lý do của những phẫu thuật này là gì lại chưa được nhắc đến, đó có thể là do ung thư hay vì một lý do nào khác,...
Do đó, Hoạt động quan sát sức khỏe trong các thử nghiệm về bệnh tiểu đường tại Hoa Kỳ đã được tiến hành. Đối tượng tham gia bao gồm những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có tình trạng thừa cân và béo phì.
Kết quả cho thấy rằng, trong các bệnh nhân đã thuyên giảm bệnh tiểu đường, có đến 1/2 sẽ bị tái phát bệnh trong một năm. Kể cả với những bệnh nhân được can thiệp tích cực thay đổi lối sống, vẫn có đến 1/3 trong số này bị tái phát bệnh tiểu đường.
Kết luận vấn đề, các nhà nghiên cứu cho rằng nên có nhiều nghiên cứu hơn nữa được thực hiện trong tương lai. Các nghiên cứu này cần chỉ rõ mối quan hệ giữa thuyên giảm bệnh tiểu đường với các biến chứng của nó. Và liệu thời gian duy trì trạng thái thuyên giảm bệnh tiểu đường khác nhau có mang lại các kết quả khác nhau hay không.