Dưới đây là một số biểu hiện biến chứng giai đoạn cuối của bệnh thường gặp do tiểu đường gây nên.
Biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối
Nguyên nhân: bệnh tiểu đường với lượng đường trong máu cao làm máu đặc hơn, hình thành cục xơ vữa động mạch, làm tắc nghẽn mạch máu, khó khăn trong việc vận chuyển máu từ tim đi các bộ phận và từ các bộ phận khác về tim.
Bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối thường bị những biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não
Triệu chứng: triệu chứng lâm sàng bệnh nhân khó thở, có hiện tượng phù nề. Khi chụp Xquang thấy tim to, buồng tim giãn… bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối thường bị những biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
Nguyên nhân: bệnh tiểu đường gây quá tải cho quá trình đào thải lượng đường dư thừa trong máu bệnh nhân từ đó bệnh nhân bị suy thận,tình trạng này kéo dài có thể làm bệnh nhân bị suy thận mãn tính, giai đoạn cuối của bệnh là bệnh nhân không có khả năng lọc máu và phải phụ thuộc vào máy chạy thận định kỳ.
Triệu chứng: bệnh nhân thường có cảm giác mệt mỏi, ngứa, chán ăn, buồn nôn. Bệnh nhân bị thiếu máu ở thể nặng đi kèm cao huyết áp, gặp bệnh lý về thần kinh ngoại biên, bệnh nhân nam giảm ham muốn, liệt dương.
Nguyên nhân: lượng insulin dư thừa trong cơ thể có thể đi lên não gây gián đoạn quá trình hoạt động của não, làm hình thành những cục vón Protein trong não từ đó hủy hoại não.
Mất trí nhớ, giảm nhận thức là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối
Triệu chứng: bệnh nhân bị mắc chứng mất trí nhớ, giảm nhận thức. Theo một số nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân tiểu đường mắc chứng Alzheimer có thể là triệu chứng của tiểu đường giai đoạn cuối.
Nguyên nhân: đường huyết cao gây tổn thương võng mạc và đục thủy tinh thể.
Triệu chứng: bệnh nhân ban đầu chỉ thấy nhìn mờ, đôi khi nhìn một vật thành hai, nếu không được chữa trị có thể dẫn tới mù lòa.
Vết thương ở bệnh nhân tiểu đường thường rất lâu lành
Bệnh nhân tiểu đường bị viêm đa dây thần kinh khiến giảm cảm giác đau, khi gặp phải vết thương dù nhỏ cũng không biết dẫn đến khi vết thương nặng và nhiễm trùng mới phát hiện. Bệnh nhân tiểu đường lại thường bị xơ vữa động mạch, đường huyết cao khiến vết thương khó lành, dễ nhiễm trùng, thậm chí phải cắt cụt chi do hoại tử hoặc tử vong do nhiễm trùng. Vì vậy người bị tiểu đường dù vết thương nhỏ cũng cần dùng ngay băng vết thương dạng xịt tạo màng Polyesteramide để bảo vệ ngăn vết thương nhiễm khuẩn và kích thích lành nhanh gấp 3-5 lần ngăn biến chứng nặng thêm.
Nguyên nhân: bệnh nhân tiểu đường lúc này rất khó kiểm soát đường huyết của mình vì vậy người bệnh thường bị hiện tượng đường huyết lên xuống thất thường, nguy hiểm tớ tính mạng người bệnh. Đường huyết thấp dưới 60mg/dl có thể dẫn tới tình trạng hôn mê, thậm trí là tử vong, đường huyết cao hơn 180mg/dl là nguyên nhân chính gây tổn thương nhiều bộ phận quan trọng của cơ thể, làm biến chứng bệnh nặng hơn.
Bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối có những biến chứng nguy hiểm vì vậy người nhà cần chú ý chăm sóc cho bệnh nhân để bệnh chuyển biến tốt hơn.
Chú ý chế độ ăn: người nhà bệnh nhân nên chú ý tới chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường, tránh để đường huyết tăng quá cao hoặc giảm quá thấp, nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và biến chứng nặng hơn.
Chế độ tập luyện: bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối thường rất mệt mỏi và không thể tập luyện, lúc này người nhà nên thường xuyên vận động tay chân cho bệnh nhân nhẹ nhàng