Bệnh tiểu đường có 3 giai đoạn:
Tiền tiểu đường có nghĩa là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng nó tăng chưa đủ để được phân loại thành tiểu đường tuýp 2.
Giai đoạn tiền tiểu đường thường không có rõ các triệu chứng. Giai đoạn này có thẻ có xảy ra rối loạn sắc tố da tức là xuất hiện vùng bị tối trên da. Các khu vực thường có thể bị ảnh hưởng bao gồm cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và khớp ngón tay.
Kiểm tra bệnh tiểu đường bằng máy đo đường huyết
Bạn có thể kiểm tra đường huyết nếu thấy các yếu tố nguy cơ sau:
Đang thừa cân, với chỉ số khối cơ thể trên 25. Không hoạt động. Ở độ tuổi 45 trở lên. Lịch sử gia đình bệnh tiểu đường type 2. Phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ khi đang mang thai hoặc đã sinh ra em bé nặng hơn 4,1 kg. Có hội chứng buồng trứng đa nang. Tăng huyết áp. Khi đo đường huyết sau khi nhịn ăn qua đêm hay tám giờ là từ 100-125 mg / dl
HDL máu là dưới 35 mg / dL (0,9 mmol / L) hoặc mức chất béo trung tính trên 250 mg / dL (2,83 mmol/L).
Dấu hiệu cơ bản của bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm:
Khát nước liên tục. Thường xuyên đi tiểu. Mệt mỏi, sút cân nhanh. Mờ mắt. Tiểu đường tuýp 2 được chẩn đoán là khi đường huyết là 126 mg / dl hoặc cao hơn.
Bệnh tiểu đường nặng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm bao gồm: Tăng huyết áp. Cholesterol cao. Bệnh tim. Đột quỵ. Bệnh thận. Bệnh tiểu đường nặng bị mờ mắt Nhiễm trùng vết thương, nhiều trường hợp nặng phải cắt cụt chi.
Bạn có thể phát hiện sớm bệnh tiểu đường từ giai đoạn tiền tiểu đường bằng việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm tra nồng độ đường trong máu để kịp thời có biện pháp điều trị hoặc phòng tránh thích hợp. Tránh để bệnh phát triển thành bệnh tiểu đường nặng
Sức đề kháng giảm và lượng đường trong máu cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm phát triển. Vì vậy, ở bệnh tiểu đường nặng có thể bị nhiễm trùng tại rất nhiều vị trí như trên da, răng lợi, sinh dục,…
Là kết quả của sự tổn thương các dây thần kinh phế vị, chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Điều này dẫn đến chậm làm rỗng dạ dày và gây ra các triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn, nôn ra thức ăn không tiêu, cảm giác nhanh no, chán ăn,…
Đây là một biến chứng nghiêm trọng trong bệnh tiểu đường nặng, rất khó điều trị, nó khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn và làm bệnh thêm trầm trọng.
Trong giai đoạn cuối bệnh tiểu đường nặng, các thành động mạch có thể bị tổn thương và xơ vữa nặng, gây ra nhiều vấn đề về tim mạch.
Người bệnh tiểu đường nặng có thể thường xuyên thấy đau tức ngực, mệt mỏi, khó thở và đối mặt với nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Khi bị bệnh tiểu đường nặng, người bệnh có thể phải đối diện với rất nhiều biến chứng khác nhau trên tim, mắt, hệ thần kinh…
Biến chứng thận là một trong những biến chứng chính bệnh tiểu đường nặng. Ở giai đoạn này, các dây thần kinh và mạch máu tới thận bị tổn thương nghiêm trọng.
Chức năng lọc của thận giảm, kết hợp với nhiễm khuẩn trong đường tiết niệu, có thể khiến số lần bạn đi tiểu tăng lên, nước tiểu đục, có mùi hôi hoặc có máu. Những triệu chứng này thường kèm theo sốt, ớn lạnh và đau lưng. Cuối cùng dẫn đến suy thận nặng và bạn có thể phải chạy thận nhân tạo để loại bỏ các chất thải trong cơ thể.
Đường huyết tăng cao làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc mắt gây xuất huyết, phù nề võng mạc.
Ban đầu, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như điểm mờ, chấm đen trước mắt. Khi bệnh tiểu đường nặng hơn, thị lực sẽ bị suy giảm trầm trọng, cuối cùng có thể dẫn đến mất thị lực hoàn hoàn và mù lòa vĩnh viễn.
Vấn đề tình dục cũng là một trong những triệu chứng chính của bệnh tiểu đường nặng, gây ra bởi sự tổn thương của các dây thần kinh và mạch máu. Chúng có thể bao gồm rối loạn cương dương ở nam giới, khô âm đạo ở nữ giới, khó đạt cực khoái và suy giảm ham muốn tình dục.