Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Bệnh tiểu đường có di truyền không?
Bệnh tiểu đường có di truyền không là một trong những thắc mắc rất phổ biến của tất cả những bệnh nhân mắc bệnh.

Nếu đang sống chung với bệnh tiểu đường, bệnh nhân có thể có rất nhiều câu hỏi. Họ có thể thắc mắc về nguyên nhân nào đã dẫn đến căn bệnh này hay tiểu đường có di truyền không do lo lắng con mình cũng có thể mắc phải. Dưới đây là những giải đáp bạn cần biết về tính di truyền của căn bệnh tiểu đường.

1. Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Bệnh tiểu đường dù là type 1 hay type 2 cũng đều có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau, nhưng có hai yếu tố đóng vai trò chính và vô cùng quan trọng đối với cả hai phân loại bệnh. Đó chính là yếu tố di truyền và môi trường sống. Vậy bệnh tiểu đường có di truyền không và tính di truyền của nó như thế nào?

Bệnh tiểu đường có di truyền không? - Ảnh 2.

Yếu tố di truyền và môi trường sống là 2 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

- Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào? Bệnh tiểu đường có chữa được không?

- Tìm hiểu những biến chứng mắt của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh di truyền, điều này có nghĩa là trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn nếu như gia đình có tiền sử mắc bệnh. Bệnh tiểu đường có thể được di truyền từ cả mẹ hoặc cha.

Tuy nhiên, yếu tố di truyền không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến căn bệnh này, nó còn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt cũng như loại bệnh tiểu đường mà gia đình mắc phải. Một bằng chứng cho điều này là các cặp song sinh với các gen giống hệt nhau.

Tuy nhiên, khi một cặp song sinh mắc bệnh tiểu đường type 1, thì người còn lại có 50% nguy cơ mắc bệnh. Trong khi đó nếu một cặp song sinh mắc bệnh tiểu đường type 2, nguy cơ của người còn lại là 75%.

2. Tính di truyền ở bệnh tiểu đường type 1

Trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 1, mọi người cần phải thừa hưởng các yếu tố nguy cơ từ cả cha và mẹ. Điều này có nghĩa là người mắc bệnh tiểu đường type 1 có ít nguy cơ di truyền cho thế hệ sau hơn. Đồng thời các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng những yếu tố này phổ biến hơn ở người da trắng vì người da trắng có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 1 cao nhất.

Bởi vì hầu hết những người có tiền sử gia đình có một người mắc tiểu đường type 1 không mắc bệnh, các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu những tác nhân gây ra từ môi trường là gì. Một nguyên nhân có thể liên quan đến căn bệnh này là do thời tiết lạnh. Bệnh tiểu đường type 1 thường phát triển vào mùa đông hơn mùa hè và phổ biến hơn ở những nơi có khí hậu lạnh.

Chế độ ăn sớm cũng có thể đóng một vai trò nào đó trong việc phát triển bệnh tiểu đường type 1. Ví dụ, bệnh tiểu đường type 1 ít phổ biến hơn ở những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ và ở những trẻ ăn thức ăn đặc lần đầu ở độ tuổi lớn hơn.

Nếu bạn là đàn ông và đang mắc bệnh tiểu đường type 1, tỷ lệ con bạn phát triển bệnh tiểu đường là 1/17 hay 6%. Nếu bạn là phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 1 và con của bạn được sinh ra trước khi bạn 25 tuổi, nguy cơ con bạn mắc bệnh là 1/25 hay 4%, nếu bé sinh ra sau khi bạn 25 tuổi, nguy cơ mắc bệnh của con bạn là 1/100 hay 1%.

Bệnh tiểu đường có di truyền không? - Ảnh 3.

Người mắc bệnh tiểu đường type 1 có ít nguy cơ di truyền hơn so với tiểu đường type 2 (Ảnh: internet)

Nguy cơ mắc tiểu đường do con bạn sẽ tăng gấp đôi nếu bạn phát triển bệnh tiểu đường trước 11 tuổi. Nếu cả bạn và chồng hay vợ bạn đều mắc bệnh tiểu đường type 1, nguy cơ con bạn mắc tiểu đường là 10 đến 25 %.

Có một ngoại lệ đối với những con số này đó là cứ bảy người mắc bệnh tiểu đường type 1 thì có một người mắc một tình trạng được gọi là hội chứng tự miễn đa tuyến loại 2. Ngoài việc mắc bệnh tiểu đường, những người này còn mắc bệnh tuyến giáp và tuyến thượng thận hoạt động kém, một số còn bị rối loạn hệ thống miễn dịch khác. Nếu bạn mắc hội chứng này, nguy cơ mắc hội chứng và phát triển bệnh tiểu đường type 1 của con bạn là 50%.

Thử nghiệm kháng thể có thể được thực hiện cho trẻ em có anh chị em ruột mắc bệnh tiểu đường type 1. Xét nghiệm này đo lường các kháng thể đối với insulin, đối với các tế bào đảo nhỏ trong tuyến tụy hoặc đối với một loại enzyme được gọi là axit glutamic decarboxylase (GAD). Mức độ cao có thể chỉ ra rằng một đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 cao hơn.

3. Tính di truyền ở bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 có mối liên hệ chặt chẽ với tiền sử gia đình và gen di truyền hơn so với type 1. Các nghiên cứu khoa học cho đến hiện nay về các cặp song sinh cũng đã chỉ ra rằng di truyền đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2.

Tuy nhiên, nó cũng phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như lối sống cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2. Béo phì có xu hướng gia tăng trong các gia đình do ở trong gia đình, mọi người thường có thói quen ăn uống và tập thể dục giống nhau.

Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường type 2, có thể khó xác định liệu bệnh tiểu đường của bạn là do yếu tố lối sống hay do di truyền, nhiều khả năng là do cả hai. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, các nghiên cứu cho thấy rằng có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2 bằng cách tập thể dục và giảm cân.

Nếu trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 2 ở gia đình đã có người mắc bệnh. Một phần có thể là do trẻ học những thói quen xấu như ăn uống thiếu chất, không tập thể dục từ cha mẹ. Nhưng cũng có yếu tố di truyền đóng vai trò đến nguyên nhân gây bệnh. Do đó, nếu nhà bạn đã có người mắc bệnh, hãy khuyến khích trẻ lựa chọn thực phẩm lành mạnh, tập thể dục và giảm cân để làm giảm khả năng hình thành và phát triển bệnh tiểu đường type 2.

Nguồn tham khảo: https://www.diabetes.org/diabetes/genetics-diabetes

Bệnh tiểu đường có di truyền không? - Ảnh 4.


Tác giả: Anh Dũng