Bệnh thủy đậu do siêu virus Varicella Zoster, chỉ xuất hiện ở người và có khả năng lây lan mạnh. Virus thủy đậu tạo ra các mụn nước trên da và niêm mạc. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 10 đến 20 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng: Sốt, đau đầu, nổi ban ngứa...
Tuy nhiên, bệnh thủy đậu có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng da và máu... vô cùng nguy hiểm. Do đó, chúng ta cần theo dõi các triệu chứng của bệnh và đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu. Tuy nhiên nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng lại thường gặp ở người lớn khi mắc bệnh. Thủy đậu đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Bởi nó có khả năng lây truyền từ mẹ sang con gây dị tật bẩm sinh ở trẻ. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng thủy đậu ở thai phụ bạn cần đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.
Vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu nặng hoặc nghi ngờ biến chứng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị sớm nhất.
Để xác định chẩn đoán chính xác bệnh thủy đậu, ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên bạn cần tới bệnh viện để được thăm khám.
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm để đưa ra kết quả chính xác nhất. Đồng thời, người bệnh sẽ được hướng dẫn các phương pháp chăm sóc, điều trị phù hợp.
Ngoài ra với các trường hợp dưới đây, khi bị thủy đậu cần đưa tới bệnh viện để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng.
Phụ nữ mang thai chưa bị thủy đậu, chưa tiêm phòng vaccine có nguy cơ bị phơi nhiễm cao khi tiếp xúc với bệnh nhân trong gia đình. Do đó, khi có người nhà bị thủy đậu, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng cần tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh.
Bên cạnh đó khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường bạn cũng cần tới bệnh viện ngay. Đây là cách xác định bệnh tốt nhất, loại trừ các nguy cơ gây biến chứng và ảnh hưởng đến thai nhi.
=>> Đọc thêm những kiến thức về bệnh thủy đậu đối với phụ nữ mang thai qua bài viết: Thủy đậu ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không? Có hay không biến chứng với thai nhi?
Dấu hiệu cơ bản của thủy đậu là các nốt ban đỏ đặc trưng trên cơ thể. Các nốt ban đỏ có dạng phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 - 3mm, gây ngứa rát, khó chịu.
Mặc dù rất đặc trưng nhưng khi thấy các nốt ban đỏ xuất hiện dày đặc, đau đớn, tiết chất dịch màu xanh bạn cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được điều trị kịp thời. Bởi đây là dấu hiệu nhiễm trùng da thứ phát rất nguy hiểm.
Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như cổ cứng, buồn ngủ, dai dẳng, dật dờ... Bạn cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Đây là các biểu hiện sớm của bệnh viêm màng não hoặc viêm não. Nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu bệnh nhân đang trong thời gian hồi phục sau thủy đậu nhưng sốt trở lại, kèm theo các biểu hiện buồn nôn, co giật, rối loạn ý thức,... cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị nhanh nhất.
Đây là dấu hiệu của hội chứng Reye, một căn bệnh nguy hiểm có khả năng gây tử vong. Triệu chứng này đôi khi xuất hiện sau khi bị nhiễm virus. Nhất là với những trường hợp đang điều trị aspirin.
Người lớn mắc bệnh thủy đậu có nguy cơ cao bị biến chứng nặng. Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết.
Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần đến ngay bệnh viện để được điều trị theo phác đồ cụ thể, hạn chế nguy cơ bị biến chứng.
=>> Bệnh thủy đậu ở người lớn và những biến chứng nguy hiểm, khó lường
Thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu là biện pháp phòng tránh lâu dài, hiệu quả nhất. Vaccine có khả năng miễn dịch tuyệt đối với virus thủy đậu lên đến 90%. Chỉ có 10% người tiêm vaccin bị bệnh với các triệu chứng nhẹ, không gây biến chứng.
Ngoài ra, cần hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu để tránh lây lan. Những người mắc thủy đậu cần tự động cách ly, nghỉ học, nghỉ làm việc từ 7 - 10 ngày, kể từ khi xuất hiện triệu chứng.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Giặt giũ quần áo, vệ sinh đồ dùng cá nhân bằng nước nóng và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng. Vệ sinh đồ dùng sinh hoạt bằng chất sát khuẩn thông thường.
Bên cạnh đó, cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cùng chế độ tập luyện khoa học để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đây là phương pháp phòng tránh các loại bệnh lâu dài, hiệu quả nhất.