Thuỷ đậu có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, thuộc mọi độ tuổi. Tuy nhiên trẻ em, phụ nữ mang thai, người chưa được tiêm phòng thủy đậu là những đối tượng dễ mắc bệnh.
Tìm hiểu chung về bệnh thủy đậu giúp bạn có biện pháp phòng tránh và điều trị phù hợp. Vậy bị bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi? Những dấu hiệu nào cho biết bạn đã khỏi bệnh? Sau khi khỏi bệnh còn có khả năng lây lan không? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Hầu như bất cứ ai cũng một lần mắc thủy đậu trong đời. Mặc dù là căn bệnh khá lành tính, không nguy hiểm với sức khỏe con người. Tuy nhiên các vết ban, mụn nước thường gây ngứa, rát khó chịu. Đồng thời chúng dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ.
Một số trường hợp bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Thông thường, sau khi bị thủy đậu 1 lần cơ thể sẽ sản sinh ra miến dịch chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên với trường hợp cơ thể có sức đề kháng yếu, bệnh hoàn toàn có nguy cơ tái phát trở lại. Vậy bị bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi? Tiến trình phát triển của bệnh trải qua những giai đoạn nào?
Bệnh thủy đậu trải qua 4 giai đoạn phát triển với những dấu hiệu rõ rệt.
- Giai đoạn ủ bệnh: Tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 1 - 2 tuần. Với người có hệ miễn dịch yếu thời gian ủ bệnh có thể rút ngắn hơn nhiều.
- Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 - 2 ngày. Cơ thể người bệnh xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng như: Nốt ban đỏ hổng, nổi mẩn ngứa. Kèm theo đó là chán ăn, đau nhức đầu, sốt nhẹ.
- Giai đoạn toàn phát: Người bệnh xuất hiện các nốt mụn nước, mẩn đỏ. Kích thước nốt ban bằng hạt đậu phộng, có dịch đặc như mủ. Nốt ban xuất hiện và lan rộng khắp cơ thể.
- Giai đoạn bình phục: Khi được chăm sóc và điều trị đúng cách bệnh thủy đậu sẽ khỏi sau 7 - 10 ngày. 1 tuần sau giai đoạn toàn phát các nốt mụn nước tự đóng vảy, bong ra và lành dần. Trong giai đoạn này bạn cần chăm sóc đúng cách để hạn chế thâm sẹo do nốt thâm để lại.
Như vậy, tùy cơ địa, thời gian phát bệnh thủy đậu kéo dài từ 7 - 21 ngày. Sau đó sẽ mất thêm từ 7 - 10 ngày để khỏi bệnh hoàn toàn. Đối với trường hợp người bệnh có sức đề kháng yếu bệnh có thể kéo dài từ 2 - 3 tuần trước khi khỏi hẳn.
=>> Thủy đậu đa số mắc ở trẻ em, tuy nhiên vẫn có trường hợp người lớn mắc bệnh. Tìm hiểu thêm thủy đậu ở người lớn qua bài viết: Bệnh thuỷ đậu ở người lớn và những biến chứng nguy hiểm, khó lường
Muốn kiểm tra các dấu hiệu khỏi bệnh khi bị thủy đậu cần quan sát rõ ràng các dấu hiệu và theo dõi kỹ lưỡng tiến trình của bệnh. Biểu hiện rõ ràng nhất của thủy đậu là các nốt mụn nước. Sau giai đoạn toàn phát, các đốm mụn nước sẽ vỡ ra, chảy dịch, khô dần rồi đóng vảy.
Chu kỳ này lặp lại nhiều lần cho đến khi các nốt đậu hoàn toàn biến mất. Các nốt đậu cũ khô và bong vảy, không bị lở loét, không gây thêm tổn thương trên da. Đây là những dấu hiệu cho thấy bệnh đã bước vào giai đoạn hồi phục và khỏi hoàn toàn.
Khi mới xuất hiện, ban thủy đậu thường chỉ là những vệt hoặc nốt mờ trên da. Kèm theo đó là sốt, nhức đầu, mệt mỏi. Khi phát ban đến ngày thứ 3 các nốt đậu bắt đầu hình thành. Chúng có màu trong hoặc vàng đục.
Trong quá trình hình thành mụn nước nổi lên và vỡ ra đồng loạt gây tổn thương da. Sau khi nốt đậu mọc khắp cơ thể chúng sẽ vỡ, khô dần và bong vảy. Quá trình này thường diễn ra sau 5 - 7 ngày trải qua giai đoạn toàn phát.
Lưu ý quan trọng khi bị bệnh thủy đậu hoặc khi chăm sóc người bệnh thủy đậu cần nhớ: Khi vệ sinh bệnh thủy đậu là không nên tác động mạnh gây xước vỡ các nốt mụn ngay khi vừa hình thành. Điều này có thể gây ra nhiễm trùng da và để lại sẹo.
Ngoài việc tìm hiểu bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi và các dấu hiệu khỏi bệnh để nhận biết đúng, cần lưu ý một số điều sau:
- Thời điểm các nốt thủy đậu đóng vảy, không mọc thêm là một trong những dấu hiệu cho thấy bệnh đang khỏi dần. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp các nốt ban đã bắt đầu đóng vảy nhưng da vẫn đỏ, có hiện tượng bỏng rát là dấu hiệu cho thấy người bệnh bị bội nhiễm vi khuẩn.
- Một số trường hợp khác, tình trạng đóng vảy chỉ là một trong những chu kỳ của bệnh. Bởi các nốt đậu có thể bị vỡ liên tục, đóng vảy và mọc thêm mụn mới. Do đó để biết bệnh đã khỏi hay không bạn cần quan sát thật kỹ dấu hiệu này.
- Khi các nốt đậu đóng vảy, người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy. Lúc này bạn cần kiềm chế sự khó chịu, tránh dùng tay cạy, gãi khiến vết thương trầy xước dễ để lại sẹo. Tốt nhất người bệnh nên mặc đồ thoáng mát, mềm mại. Đồng thời cắt móng tay để tránh làm trầy xước nốt đậu.
Bệnh thủy đậu lây lan mạnh nhất ở giai đoạn toàn phát. Đây là thời điểm nổi nốt mụn nước, phồng rộp nghiêm trọng nhất. Sau giai đoạn toàn phát khoảng 3 ngày bệnh vẫn có thể lây lan cho người khác.
Khi các nốt mụn nước đóng vảy, khả năng lây lan sẽ thấp dần. Tuy nhiên, lúc này bạn vẫn phải thực hiện vệ sinh, cách ly nghiêm túc để phòng tránh bệnh triệt để.
Thuỷ đậu chỉ hết lây khi bệnh đã khỏi hoàn toàn. Do đó bạn cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh đến khi họ khỏi hẳn để đảm bảo sức khoẻ.
Hy vọng với những thông tin trên bạn đã trả lời được câu hỏi bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi. Đồng thời nhận biết được những giai đoạn phát triển của bệnh để phòng tránh đúng cách. Khi có dấu hiệu bệnh, tốt hơn hết bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị nhanh chóng.