Đĩa đệm cột sống gồm 2 thành phần chính là nhân nhầy ở giữa và lớp vòng sợi bên ngoài. Đĩa đệm chêm lót giữa 2 đốt sống, giúp cho các chuyển động cúi, ngửa, xoay, nghiêng… của cột sống được thực hiện linh hoạt và trơn tru hơn.
Đĩa đệm bị thoái hóa hoặc tổn thương là nguyên nhân khiến cho khối nhân nhầy bên trong vượt ra ngoài vòng sợi và chèn ép vào ống sống. Trong trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra ở thắt lưng, vòng sợi đĩa đệm suy yếu sẽ khiến khối nhân nhầy chèn ép và gây áp lực trực tiếp lên rễ thần kinh.
Các rễ thần kinh này chạy dọc cơ thể, bởi vậy người bệnh sẽ phải đối mặt với cảm giác đau buốt, tê ngứa và suy nhược cơ bắp, kéo dài từ thắt lưng xuống bàn chân.
Tương tự như vậy, đối với người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cơn đau sẽ ảnh hưởng dọc theo lộ trình từ cổ lan tới vai gáy, cánh tay, thậm chí là cả vùng đỉnh đầu. Có điều, tất cả những mối đe dọa từ căn bệnh này chỉ không dừng lại ở đó.
Không phải căn bệnh nan y, thế nhưng mức độ nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm thực sự ám ảnh nhiều người. Ngay cả khi bệnh mới hình thành, nó đã ảnh hưởng và làm xáo trộn hoàn toàn cuộc sống của bệnh nhân.
Khả năng vận động giảm sút rõ rệt, tất cả các động tác cúi, ngửa, ưỡn hay trở mình thông thường cũng trở thành cực hình đối với người bệnh. Trong trường hợp không được can thiệp đúng cách, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng sau:
- Rối loạn cảm giác: tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương sẽ có những vùng da bị ảnh hưởng. Ngoài sự thay đổi về sắc tố da, bệnh nhân còn gần như mất hoàn toàn phản xạ dựng lông, phản xạ phân biệt nóng lạnh.
- Rối loạn cơ thắt: triệu chứng ban đầu chỉ là bí tiểu, sau đó bệnh nhân không thể kiểm soát tình trạng tiểu tiện của mình, tiểu ra quần một cách không tự chủ và vào bất cứ lúc nào.
- Teo chân tay: sau khi rễ thần kinh bị chèn ép, máu cùng chất dinh dưỡng không thể đi sâu vào nuôi dưỡng các cơ khiến chân hoặc tay sẽ bị teo dần. Hiện tượng này thường chỉ xảy ra một bên cơ thể.
- Liệt hoàn toàn: đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh. Bệnh nhân mất hoàn toàn khả năng đi lại, mọi sinh hoạt ăn uống, tắm rửa di chuyển phụ thuộc hoàn toàn vào người thân.
Về cơ chế sinh học thì một đĩa đệm đã thoát vị sẽ không bao giờ có thể trở lại hoàn toàn như ban đầu. Thoát vị đĩa đệm chỉ được coi là chữa khỏi nếu cơ thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới. Ngay cả việc thay đĩa đệm nhân tạo hay phẫu thuật cắt bỏ khối thoát vị cũng chỉ là giải pháp không triệt để. Bởi vậy, không có khái niệm chữa khỏi hoàn toàn.
Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là mọi phương pháp can thiệp đều "tốn công vô ích". Bệnh nhân nếu được chữa trị đúng lộ trình có thể phục hồi được đến 80-95% so với ban đầu, thậm chí cải thiện đến mức gần khỏi.
Đó cũng là lý do y học hiện đại và y học cổ truyền hình thành khái niệm "điều trị bảo tồn". Thoát vị đĩa đệm được coi là bảo tồn thành công khi khối thoát vị bị bào mòn, nhân nhầy thu lại, thoái hóa được đẩy lùi và đĩa đệm linh hoạt trở lại.
Việc đĩa đệm bị thoát vị có được chữa trị hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Tình trạng thoát vị đĩa đệm: đĩa đệm bị thoát vị càng nhẹ thì khả năng hồi phục càng cao. Trường hợp để bệnh quá nặng, chỉ còn một cách duy nhất là phẫu thuật.
- Sự kiên trì của bệnh nhân: đĩa đệm mất một khoảng thời gian dài bị tổn thương, bởi vậy bệnh nhân cũng cần kiên trì ít nhất vài tháng mới thu được kết quả như mong muốn.
- Phương pháp áp dụng: mỗi giai đoạn chữa bệnh sẽ có những phương pháp phù hợp. Để đối phó với cơn đau cấp tính, bệnh nhân sử dụng thuốc Tây theo chỉ định. Việc chữa trị lâu dài nên áp dụng các bài thuốc Đông Y cũng như một số liệu pháp trị liệu hoặc kết hợp luyện tập tại nhà là tối ưu nhất.
Thực tế, để tìm được một phương pháp có đầy đủ các yếu tố trên không phải điều đơn giản. Thường thì bệnh nhân sẽ thực hiện đơn lẻ các phương pháp ở nhiều cơ sở khác nhau. Điều này tạo ra sự không thống nhất và tốn kém về chi phí.