Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không và các phương pháp điều trị phổ biến

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không và các phương pháp điều trị phổ biến
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không và có nguy hiểm không là những băn khoăn phổ biến của bệnh nhân. Hiểu rõ sự nguy hiểm theo từng cấp độ sẽ thúc đẩy người bệnh điều trị sớm, nâng cao khả năng phục hồi.

1. Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Đĩa đệm bị thoát vị, chèn ép các rễ thần kinh trở thành nỗi ám ảnh cho hàng chục ngàn người dù là bị thoát vị đĩa đệm cổ hay thắt lưng.

Ngoài cơn đau buốt dữ dội luôn thường trực, thì đĩa đệm bị thoát vị còn gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho sức khỏe:

- Hội chứng đau khập khiễng cách hồi: người bệnh thoát vị đĩa đệm không thể đi một đoạn đường thậm chí là 1km, bước đi khập khiễng, cà nhắc, phải dừng lại liên tục khi muốn đi tiếp.

- Mất khả năng vận động: vòng sợi rách nứt, nhân keo lồi ra chèn ép dây thần kinh, hội chứng đuôi ngựa khiến bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm rối loạn vận động, mất khả năng lao động.

- Rối loạn cảm giác: người bệnh thoát vị đĩa đệm không thể phân biệt được nóng lạnh, mất cảm giác tứ chi, chân tay duy chỉ có cảm giác đau buốt cột sống là vẫn còn.

- Rối loạn cơ thắt: mất kiểm soát tiểu tiện được coi là biến chứng ám ảnh nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm. Đầu tiên sẽ là bí tiểu, nước tiểu rỉ thụ động và đại tiện không kiểm soát.

- Teo cơ: dây thần kinh bị chèn ép, máu cùng chất dinh dưỡng không thể lưu thông khiến tay chân tê bì, phần cơ ở chân sẽ bị teo dần.

- Liệt: là biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể bị tàn phế hoàn toàn, không thể đứng hay đi lại được, gắn bó với xe lăn đến cuối đời.

2. Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Trong thực tế, hội chứng đĩa đệm bị thoát vị có cơ hội được phục hồi, có thể bằng các liệu pháp khác nhau như bài thuốc từ gạo lứt, ngải cứu… hay vật lý trị liệu...

Thoát vị đĩa đệm chỉ được coi là chữa khỏi hoàn toàn nếu cơ thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới. Ngay cả với phương pháp ngoại khoa là phẫu thuật và thay đĩa đệm nhân tạo cũng chỉ là cách giải quyết tạm thời. Không một phương pháp nào có thể chữa thoát vị đĩa đệm đến mức bao xơ lành lặn trở lại, nhân nhầy thu về, hết xẹp đĩa đệm, cột sống hết thoái hóa… hoàn toàn.

Nói như vậy không có nghĩa là mọi sự can thiệp đều vô ích. Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường) thì ngoài trường hợp bắt buộc phải phẫu thuật thì chỉ có phương thức chữa bệnh thoát vị đĩa đệm được công nhận và chính thống, đó là "điều trị bảo tồn".

Bảo tồn là giữ nguyên hiện trạng, để nó không xuống cấp, sử dụng nhiều phương pháp để cột sống trở lại gần như bình thường. Thậm chí nếu bảo tồn đúng cách, tổn thương đĩa đệm có thể hồi phục đến mức bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể chơi được thể thao ở mức độ vừa phải.

Tỷ lệ bảo tồn thành công sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng thoát vị, phương pháp điều trị và quan trọng nhất là thái độ của bệnh nhân. Chữa trị thoát vị đĩa đệm là một con đường dài, cần một ý chí kiên định và tinh thần kiên trì của các bệnh nhân.

3. Cách điều trị thoát vị đĩa đệm được áp dụng hiện nay

- Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mang lại kết quả cao, giúp giảm sự đau đớn xảy ra ở đĩa đệm bị thoát vị, cải thiện khả năng vận động và tính linh hoạt xương khớp cho người bệnh.

- Liệu pháp nóng và lạnh

Đây là biện pháp sử dụng nhiệt để giúp lưu thông máu đến các cơ quan, hệ xương khớp tốt hơn. Máu với vai trò là chất trung gian giúp chữa lành và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho xương khớp, đặc biệt vùng bị thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, khác hẳn với liệu pháp nóng, liệu pháp lạnh làm chậm quá trình lưu thông và giúp giảm co thắt, giảm đau và viêm hiệu quả.

- Massage mô sâu

Nếu chẳng may bạn bị thoát vị đĩa đệm, liệu pháp massage mô sâu chính là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Bởi phương pháp này không chỉ sử dụng áp lực để làm giảm sự co thắt hay căng cơ mà giúp tăng cường chuyển động tại các khớp bị thoát vị, giúp khớp hoạt động linh hoạt hơn.

- Kích thích dây thần kinh điện xuyên qua da bằng máy TENs

Phương pháp sử dụng dòng điện để kích thích hệ cơ bắp bằng cách dùng miếng dán điện dán vào các điểm chính trên da. Với dòng điện nhỏ được truyền qua da, giúp kích thích sản sinh hormone endorphin, giúp giảm đau một cách tự nhiên.

- Lực kéo

Mục đích của biện pháp lực kéo giúp làm giảm sự tác động của lực hấp dẫn lên cột sống, làm giảm thoát vị.

- Sử dụng thảo dược

Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo cách mà nhiều người bị thoát vị đĩa đệm hay các bệnh xương khớp khác đã áp dụng có kết quả tốt là dùng sản phẩm thảo dược chứa thành phần từ dầu vẹm xanh, thiên niên kiện, nhũ hương…


Tác giả: Thanh Hoa