Bệnh thấp tim hay còn gọi là bệnh thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp. Đây được xem là loại bệnh viêm nhiễm toàn thể, biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau như tim, khớp, da và não, nhất là ở khớp và tim. Bệnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh van tim ở người trẻ tuổi.
Bệnh thấp tim hay còn gọi là bệnh thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp. (Ảnh: Internet)
Thấp tim có thể gặp ở bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính nhưng nhìn chung xuất hiện phổ biến nhất ở độ tuổi từ 5 – 15 tuổi. Theo một thống kê, ở Việt Nam tỷ lệ thấp tim ở trẻ em dưới 16 tuổi chiếm 0,45%.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh thấp tim là do vi khuẩn liên cầu beta tan huyết nhóm A gây ra. Cụ thể là sau khi người bệnh bị nhiễm khuẩn đường họng miệng, vi khuẩn liên cầu beta sẽ tan ra.
Nếu trong vòng 2 – 3 tuần không được chữa trị kịp thời thì nguy cơ dẫn đến bệnh thấp tim là rất cao.
- Viêm khớp: Viêm khớp là một triệu chứng hay gặp nhất trong thấp tim (80%) nhưng lại ít đặc hiệu. Biểu hiện của viêm khớp là sưng, nóng, đỏ, đau khớp.
- Viêm họng: Thường xuất hiện trước đó từ 1 – 2 tuần. Người bệnh có dấu hiệu sốt nhẹ, sốt cao, ho, đau tức ngực, toàn thân mỏi mệt, ăn uống kém,…
Người bị bệnh thấp tim thì họng sẽ bị sưng đỏ. (Ảnh: Internet)
– Viêm van tim: biểu hiện là thổi thâm trương ở giữa mỏm tim, thổi tâm trương ở đáy tim do hở chủ,…Những triệu chứng này khi đi khám mới có thể phát hiện ra.
– Viêm cơ tim: Nhịp tim có dấu hiệu đập nhanh hơn bình thường, tăng lên từ 30 đến 35 ck/ph, có thể nghe tiếng ngựa phi ở mỏm hoặc trong mỏm tim.
– Viêm màng ngoài tim: Tiếng đập của tim mờ nhạt, xa xăm, đôi khi nghe thấy tiếng cọ của màng tim.
– Suy tim: Người bệnh cảm thấy khó thở, ho khan, gan to bất thường, phù, tĩnh mạch cổ nổi,…
- Múa giật Sydeham: Các biểu hiện ban đầu có thể là khó viết, khó nói hoặc đi lại. Các biểu hiện này thường rõ khi bệnh nhân bị xúc động hoặc thức tỉnh và mất đi khi bệnh nhân ngủ.
- Nốt dưới da: Đó là những nốt có đường kính khoảng 0,5-2 cm, cứng, không đau, di động và thường xuất hiện ngay trên các khớp lớn hoặc quanh các khớp.
- Xuất hiện hồng ban vòng: Hồng ban này có tên là Besnier, có màu hồng, xếp thành quầng có đường kính viền khoảng 1 – 2 mm. Hồng ban xuất hiện rõ nhất ở thân, gốc chi, mạn sườn,…đặc biệt không có ở mặt và sẽ biến mất sau vài ngày.
Suy tim là triệu chứng thường gặp của bệnh thấp tim. (Ảnh: Internet)
Vì thấp tim là do liên cầu gây ra và có thể lây nhiễm nên những biện pháp giáo dục sức khoẻ là rất quan trọng. Hãy giáo dục cho trẻ giữ vệ sinh, không để nhiễm lạnh. Nâng cao thể chất cũng là biện pháp quan trọng trong việc chống đỡ bệnh. Một khi trẻ có các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên cần được điều trị triệt để và sớm. Nếu có những biểu hiện đau khớp thì cần đưa ngay trẻ đến khám tại các cơ sở y tế.
- Phòng bệnh cấp I: Một bước cực kỳ quan trọng trong cách điều trị bệnh thấp tim là loại trừ ngay sự nhiễm liên cầu khuẩn, cũng gọi là chế độ phòng thấp cấp I.
Cần thiết phải điều trị thật sớm nếu có thể khi phát hiện ra nhiễm liên cầu. Penicillin là thuốc lựa chọn hàng đầu vì tính hiệu quả và giá rẻ. Với bệnh nhân dị ứng với penicillin, thay thế bằng erythromycin uống trong 10 ngày. Có thể dùng marcrolide mới như azithromycin để thay thế rất có tác dụng. Có thể thay thế bằng chế độ khác là dùng cephalosporin dạng uống thế hệ I (cephalexin, cephadroxil) uống trong 10 ngày.
Cần thiết phải điều trị thật sớm nếu có thể khi phát hiện ra nhiễm liên cầ,. (Ảnh: Internet)
- Phòng bệnh cấp II: Phải bắt đầu ngay khi được chẩn đoán thấp tim. Thời gian dùng thuốc luôn là câu hỏi của bệnh nhân và nói chung phụ thuộc vào từng cá thể bệnh nhân. Nên dùng bằng đường tiêm. Chỉ nên dùng đường uống cho các trường hợp ít có nguy cơ tái phát thấp tim hoặc vì điều kiện không thể tiêm phòng được vì tỷ lệ tái phát thấp tim ở bệnh nhân dùng đường uống cao hơn đường tiêm nhiều.
Hãy thật kiên trì và tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ trong phòng và điều trị bệnh thấp tim vì chỉ một sự chủ quan cũng có thể dẫn tới hậu quả khôn lường sau này khiến bạn không còn thời gian để mà hối hận.