Bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách xử trí an toàn

Bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách xử trí an toàn
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là tắc lệ đạo là tình trạng chảy nước mắt liên tục mà không có nguyên nhân gì. Cha mẹ nên phát hiện và điều trị sớm tránh ảnh hưởng đến mắt và thị lực của trẻ.

Bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là căn bệnh thường gặp ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng thị lực của bé sau này. 

Chức năng dẫn nước mắt bị tắc một phần và toàn phần sẽ dẫn đến tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ. Nếu những trẻ bình thường nước mắt có thể chảy xuống mũi thì với trẻ mắc bệnh này sẽ bị chảy mắt sống, khiến mắt bị nhiễm trùng mãn tính.

1. Tắc tuyến lệ là gì?

Lệ đạo hay còn gọi là ống dẫn nước mắt có cấu tạo kéo dài từ điểm lệ ở gốc mi mắt và điểm kết thúc ở khe mũi dưới. Cơ quan này có đầy đủ túi lệ, lễ lệ, lệ quản, ống lệ mũi. Hệ thống này sẽ giúp tạo thành quy trình hoàn hảo là sau khi bề mặt mắt được làm sạch và bôi trơn nước mắt thì sẽ được đưa về gốc trong mắt và đi qua lệ đạo xuống khu vực mũi.

Với người bình thường, khi xuất hiện cảm giác tiêu cực như buồn bã, đau khổ hay có những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến mắt sẽ gây hiện tượng chảy nước mắt. Còn với bệnh nhân bị tắc tuyến lệ thì nước mắt sẽ thường xuyên ra chảy ra không có nguyên nhân. Với trẻ sơ sinh khi nước mắt chảy sẽ thường kèm theo chảy nước mũi. Nếu trường hợp trên kéo dài, không được chữa trị thì dễ dẫn đến có mủ, nhiễm trùng, viêm và có thể nhận biết được bằng cách ấn vùng góc mắt. 

Bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh và những thông tin cần biết - Ảnh 1.

Nước mắt chảy kèm gỉ mắt (Nguồn: Internet)

Đọc thêm

Bệnh nháy mắt ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị cho trẻ 

Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ

2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh không chỉ xảy ra với trẻ sơ sinh mà ngay cả người lớn, người lớn tuổi cũng đều có khả năng mắc phải. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh diễn ra nhiều ở trẻ sinh thiếu tháng bởi do tuyến nước mắt chưa phát triển hoàn thiện, màng tắc vẫn còn ở đầu dưới của ống lệ mũi. 

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là: 

- Bẩm sinh: Nhiều trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ đã có chức năng lưu thông nước mắt không phát triển bình thường hay xuất hiện ống bất thường. 

- Mắt bị nhiễm trùng hoặc viêm: 2 tình trạng này có thể dẫn đến chức năng dẫn nước mắt hay mũi bị tắc. Trong đó, bệnh phổ biến nhất ở nhiều người là viêm xoang mãn tính. Bệnh này khiến các mô ở trong cơ thể thúc đẩy tạo nên sẹo nhanh hơn và làm ống dẫn nước mắt bị tắc. 

- Các bộ phận như hộp sọ và khuôn mặt phát triển bình thường hay hội chứng Down cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh. 

- Những tai nạn khiến phần mũi hay khu vực xung quanh mũi bị tổn thương có thể gây tình trạng tắc tuyến lệ. 

- Do các khối u nang hay sỏi 

- Không có điểm lệ

3. Triệu chứng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Tắc lệ đạo là tình trạng rối loạn xảy ra phổ biến ở hệ thống tuyến lệ ở trẻ sơ sinh. Các triệu chứng phổ biến có thể xuất hiện khi trẻ được 3 tuần tuổi là: 

- Khóc nhưng không có nước mắt chảy ra

- Nếu dùng tay hay có lực tác động bên ngoài đè vào góc trong của mí mắt dưới sẽ thấy có dịch tiết ra

- Trong thời tiết mùa đông hay chuyển mùa, bị cảm sẽ nhạy cảm và khó chịu ở phần mắt

- Mắt xuất hiện rỉ mắt

- Tuy nước mắt chảy nhưng thường tuyến lệ không gây ảnh hưởng nhiều đến trẻ. 

4. Các phương pháp điều trị an toàn 

Có nhiều phương pháp bạn có thể thực hiện tại nhà hoặc tùy trường hợp mà sẽ có chỉ định điều trị phù hợp: 

- Chườm ấm 

Khi mắt xuất hiện rỉ mắt thì bạn hãy dùng khăn mềm sạch hoặc bông mềm, nhúng nước và vệ sinh quanh mắt trẻ, làm liên tục mấy tiếng/lần. Vị trí lau là từ trong khóe mắt ra đến ngoài và làm nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng đến mắt trẻ. Nếu cả hai mắt đều bị thì nên dùng 2 bông hay khăn khác nhau, không nên dùng chung. 

Bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh và những thông tin cần biết - Ảnh 2.

Nên massage kết hợp chườm ấm (Nguồn: Internet)

- Massage

Để vùng tuyến lệ được thư giãn đồng thời làm sạch thì bạn có thể kết hợp chườm ấm và massage 2 lần/ngày. Cách massage hiệu quả nhất là nhẹ nhàng ấn tuyến lệ đi từ vùng trên mũi đến mí mắt dưới. Tuy nhiên trước khi thực hiện, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem phương pháp này có phù hợp với trẻ hay không. 

`Do có nhiều nguyên nhân và độ tuổi khác nhau nên các cách điều trị cũng khác. Nếu là bởi rò túi lệ thì sẽ áp dụng phẫu thuật đóng lỗ rò, thông lệ đạo nếu do màng ngăn ở điểm lệ. Còn bẩm sinh thường sẽ tự khỏi khi trẻ được 1 tuổi tuy nhiên vẫn có các phương pháp điều trị phù hợp. 

– Trước 3 tháng tuổi: Trong thời gian này tỉ lệ tự hồi phục cao, bạn có thể hỗ trợ bằng cách massage khu vực túi lệ. Khi xuất hiện các triệu chứng như viêm thì bạn nên vệ sinh mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý. 

– Từ 3 đến 8 tháng tuổi: Nếu bệnh không đỡ và thậm chí còn nặng hơn thì bạn có thể kết hợp massage, nhỏ thuốc hay thông lệ đạo. 

Sau 8 tháng tuổi: Áp dụng phương pháp thông lệ đạo vì lúc này khả năng hồi phục là 50:50. Phương pháp này có ưu điểm là không gây nguy hiểm đến mắt tuy nhiên cũng có khả năng là lệ quản có thể bị tổn thương hay sặc nước. 

Quy trình thông lệ đạo cũng rất đơn giản và nhanh chóng. Đầu tiên trẻ sẽ được làm sạch mắt, loại bỏ các bụi bẩn, gỉ xung quanh. Sau đó bác sĩ sẽ sử dụng ống lọ đưa vào bên trong lệ đạo để thông. Sau khi tiến hành xong, phụ huynh cần các lưu ý chăm sóc cho trẻ để không bị tái lại.

Sau 1 năm tuổi: Nếu áp dụng các phương pháp trên trẻ không được cải thiện thì lúc này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nối thông túi lệ - mũi. 

5. Phòng ngừa

Để giảm tối đa khả năng bị tắc lệ đạo thì bạn và trẻ nên tập những thói quen sau:

- Vệ sinh tay thường xuyên cho trẻ bằng xà phòng, dung dịch làm sạch chuyên dụng

- Không để trẻ dụi tay lên mắt vì tay chứa nhiều vi trùng có thể khiến mắt nhiễm trùng

Bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh và những thông tin cần biết - Ảnh 3.

Vệ sinh mắt cho trẻ thường xuyên (Nguồn: Internet)

Trên đây là những thông tin về bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh. Trong thời điểm trẻ chưa có chỉ định từ bác sĩ, bạn hãy giữ sạch sẽ đôi mắt cho trẻ bằng cách thường xuyên vệ sinh bằng nước muối sinh lý. Khi mắt xuất hiện dấu hiệu bất thường, bạn hãy đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.


Tác giả: Trang Lê