Bệnh suy thận là gì? Những thông tin quan trọng cần biết để bảo vệ tính mạng của bạn

Bệnh suy thận là gì? Những thông tin quan trọng cần biết để bảo vệ tính mạng của bạn
Bệnh suy thận là gì? Bệnh suy thận được hiểu là sự suy giảm việc thực hiện các chức năng của thận, khi mà việc thực hiện các cơ chế bài tiết không còn đảm bảo được nữa dẫn đến sự tồn đọng trong cơ thể các chất độc hại.

Suy thận hay tổn thương thận là một căn bệnh nguy hiểm với số ca mắc gia tăng và độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa trong vài năm trở lại đây. Theo các nghiên cứu gần nhất, các nhà khoa học cho biết nam giới có nguy cơ mắc bệnh suy thận cao hơn nữ giới. Vậy bệnh suy thận là gì? Triệu chứng suy thận như nào? Người bị suy thận nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về suy thận qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh suy thận là gì?

Thận là hai cơ quan nằm ngay phía trên eo, sau lưng hai bên cột sống. Thận thực hiện một số chức năng để duy trì sự sống. Thận lọc máu bằng cách loại bỏ nước dư thừa và chất thải ra khỏi cơ thể, duy trì cân bằng chất điện giải và muối trong máu, giúp điều chỉnh huyết áp. 

Suy thận, hay còn gọi là tổn thương thận, là tình trạng suy giảm chức năng thận, chủ yếu là chức năng bài tiết chất thải của cơ thể sau quá trình chuyển hóa. Ở một số trường hợp suy thận như suy thận mạn, các chức năng khác của thận như tổng hợp vitamin D, kích thích tạo máu, điều hòa dịch, điện giải, toan kiềm,... cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Khi bị suy thận, nước và chất thải có thể bị tích tụ trong cơ thể, người bệnh có thể bị nôn mửa, suy nhược cơ thể, phù nề ở mắt cá chân, khó thở và kém ngủ. 

suy thận là gì

Suy thận, hay còn gọi là tổn thương thận, là tình trạng suy giảm chức năng thận, chủ yếu là chức năng bài tiết chất thải của cơ thể sau quá trình chuyển hóa. (Ảnh: Internet)

Có thể bạn quan tâm:

Những thói quen xấu dẫn đến suy thận

Những dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh thận

Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Đa số các loại bệnh thận sẽ làm tổn thương các nephron (một đơn vị cấu trúc ở thận). Sự tổn thương này sẽ làm thận không thể lọc bỏ được nước dư thừa và chất thải ra khỏi cơ thể. Do đó, nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời, thận có thể bị mất chức năng nghiêm trọng và người bệnh có thể tử vong. 

2. Các tình trạng suy giảm chức năng thận

- Tổn thương thận cấp (Acute Kidney Injury): đây là tình trạng suy giảm chức năng thận kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.  Tổn thương thận cấp thường xảy ra do một nguyên nhân cụ thể và tình trạng này có thể hoàn toàn hồi phục về bình thường nếu người bệnh được điều trị đúng. Chức năng thận chưa về được bình thường sau từ vài ngày đến vài tuần sẽ được gọi là suy thận tiến triển nhanh. 

- Suy thận cấp (Acute Kidney Failure): đây là tình trạng thận bị tổn thương cấp tính nhưng có thể sử dụng phương pháp chạy thận nhân tạo để xử lý biến chứng, giúp bảo vệ tính mạng cho người bệnh. 

- Bệnh thận mạn (Chronic Kidney Disease): tình trạng suy thận kéo dài ít nhất từ 3 tháng liên tục, người bệnh có một số biểu hiện bất thường ở nước tiểu, bất thường mô học khi sinh thiết, hình ảnh thận trên phương tiện chẩn đoán. Đây là tình trạng suy thận không thể hồi phục được. Suy thận mạn được chia làm 5 giai đoạn bệnh tùy thuộc vào chức năng còn lại của thận. 

- Suy thận mạn giai đoạn cuối (End Stage Renal Disease): người bị suy thận mạn giai đoạn cuối có chức năng thận suy giảm nghiêm trọng (dựa vào độ lọc cầu thận ước đoán - eGFR dưới 15 ml/phút). Cách duy nhất để điều trị cho người bệnh là thực hiện ghép thận. 

3. Dấu hiệu và triệu chứng suy thận

Các dấu hiệu và triệu chứng suy thận thường không rõ ràng và tiến triển âm thầm theo thời gian. Nhiều người có thể mắc bệnh suy thận mạn tính mà không hề hay biết. 

Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo của bệnh suy thận:

- Lượng nước tiểu thay đổi: người bị suy thận thường đi tiểu nhiều vào ban đêm, lượng nước tiểu có thể nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, trong nước tiểu có bọt, nước tiểu có màu tối hoặc màu nhợt, cảm giác khó chịu, căng tức khi đi tiểu, tiểu khó, nước tiểu có lẫn máu,...

- Phù nề: Thận bị suy giảm chức năng, không lọc bỏ được chất thải và nước dư thừa nữa. Do đó, chất lỏng sẽ tích tụ trong cơ thể người bệnh, gây ra tình trạng phù ở cổ chân, chân, bàn chân và mặt,...

- Ngứa: Chức năng thận suy giảm nên các chất cặn bã không được lọc ra khỏi máu. Khi thận bị suy, các chất thải này tích tụ càng nhiều trong máu gây ngứa ở da. 

- Mệt mỏi: Khi thận bị hỏng, cơ thể có ít tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn nên đầu óc và các cơ của người bệnh sẽ dễ bị mệt mỏi. Tình trạng này còn được gọi là thiếu máu do suy thận.

- Hoa mắt, chóng mặt, thiếu tập trung: tình trạng thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ oxy. Do đó người bệnh sẽ bị suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung. 

- Buồn nôn và nôn: người bệnh có thể buồn nôn và nôn do ure huyết gây ra

- Ớn lạnh: do cơ thể bị thiếu máu nên người bệnh lúc nào cũng cảm thấy lạnh mặc dù đã mặc đủ ấm hoặc ở trong phòng có nhiệt độ ấm

- Thở nông: thiếu máu cùng với chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ ở hai lá phổi dẫn đến chứng thở nông

- Hơi thở có mùi amoniac: Chất thải tích tụ trong máu (chứng ure huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến cơ thể của người bệnh có mùi. Một số người bệnh nhận thấy rằng họ không thích ăn thịt nữa. 

- Đau lưng/ đau cạnh sườn: đây cũng là một trong những triệu chứng suy thận khá phổ biến ở một số người. 

triệu chứng suy thận

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy thận thường không rõ ràng và tiến triển âm thầm theo thời gian. (Ảnh: Internet)

4. Nguyên nhân gây suy thận

4.1. Nguyên nhân suy thận cấp:

Suy thận cấp (ARF) gây ra bởi 3 cơ chế chính:

- Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận

- Những bệnh lý ngay tại thận

- Lượng máu đến thận bị thiếu

Nguyên nhân gây suy thận cấp thường bao gồm:

- Tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc chất độc

- Tắc nghẽn dòng nước tiểu, ví dụ như do phì đại tuyến tiền liệt

- Tổn thương thận do nhiễm trùng máu

- Biến chứng trong thai kỳ: như tiền sản giật, sản giật

4.2. Nguyên nhân gây suy thận mạn

Bệnh suy thận mạn xảy ra khi xuất hiện rối loạn hoặc có bệnh ở thận. Những bất thường này sẽ làm tổn thương thận, mức độ tổn thương sẽ tăng dần trong vài tháng hoặc vài năm.

Những bệnh và rối loạn gây ra suy thận mạn bao gồm:

- Bệnh thận đa nang

- Viêm ống thận mô kẽ

- Viêm cầu thận

- Bệnh tiểu đường, cao huyết áp

- Viêm đài bể thận tái phát nhiều lần

- Trào ngược bàng quang niệu quản, tình trạng nước tiểu trào ngược lên thận 

5. Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy thận cấp:

Suy thận cấp tính thường đi kèm với các bệnh lý khác xuất hiện trước đó. Các bệnh lý có thể dẫn đến suy thận cấp bao gồm:

- Các bệnh về thận

- Cao huyết áp

- Tiểu đường

- Bệnh gan

- Bệnh suy tim

- Tắc nghẽn trong các mạch máu ở cánh tay hoặc chân (bệnh động mạch ngoại vi)

- Tuổi cao

- Nhập viện, đặc biệt là trong tình trạng nguy kịch, cần được chăm sóc đặc biệt

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn bao gồm:

- Những người từ 65 tuổi trở lên

- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh thận

- Béo phì

- Hút thuốc

- Cao huyết áp

- Tiểu đường

- Lượng cholesterol trong máu cao

Bệnh suy thận là gì? Những thông tin quan trọng cần biết để bảo vệ tính mạng của bạn - Ảnh 3.

Những người trên 65 tuổi có nguy cơ mắc suy thận cao hơn người bình thường. (Ảnh: Internet)

6. Chẩn đoán suy thận 

Ở giai đoạn đầu, suy thận thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng. Do đó, xét nghiệm là cách duy nhất để chẩn đoán xem bạn có bị suy thận hay không. Bạn cũng nên xét nghiệm thận nếu như bạn có các yếu tố nguy cơ gây bệnh như bệnh tim, cao huyết áp, bệnh tiểu đường, tiền sử gia đình có người bị bệnh suy thận. 

Các xét nghiệm thận cần thiết bao gồm:

- Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này kiểm tra định lượng albumin trong nước tiểu (Khi thận bị tổn thương, albumin có thể xâm nhập vào nước tiểu).

- Xét nghiệm máu đo GFR: xét nghiệm này giúp kiểm tra độ lọc của thận. 

Ngoài ra, người bệnh cần được kiểm tra huyết áp. Huyết áp cao là một trong những dấu hiệu của suy thận. Do vậy, bạn cần phải giữ huyết áp thấp hơn hoặc bằng mục tiêu mà bác sĩ đặt ra. Mục tiêu huyết áp lý tưởng đối với mọi người là dưới 140/90 mm Hg. 

Bác sĩ cũng có thể siêu âm để đánh giá kích thước và cấu trúc thận. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng tới phương pháp chẩn đoán hình ảnh cao cấp hơn. 

Bên cạnh đó, để xác định yếu tố gây bệnh, bác sĩ sẽ đề nghị sinh thiết thận để lấy một mẩu mô thận quan sát dưới kính hiển vi. 

7. Điều trị suy thận

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà một số loại suy thận có thể được điều trị.

Tuy nhiên, hiện nay bệnh suy thận mạn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị cho người bị suy thận mạn chỉ giúp kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, giảm biến chứng và giảm sự phát triển của bệnh. Trường hợp thận của người bệnh bị tổn thương nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị suy thận giai đoạn cuối để điều trị. 

- Điều trị nguyên nhân gây bệnh: bác sĩ sẽ làm chậm hoặc chữa khỏi hoàn toàn các nguyên nhân gây ra bệnh thận. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là thận của người bệnh sẽ không bị tổn thương nữa. Tình trạng bệnh vẫn có thể tiếp tục xấu đi ngay cả khi các nguyên nhân gây bệnh đã được kiểm soát tốt. 

- Điều trị các biến chứng:

Các bác sĩ sẽ điều trị các biến chứng để giúp người bệnh sống thoải mái hơn. 

+ Chạy thận nhân tạo: Nếu cơ thể người bệnh không thể loại bỏ kịp các chất cặn bã, khi đó người bệnh sẽ được chỉ định chạy thận. Chạy thận nhân tạo giúp loại bỏ nước và các chất cặn bã dư thừa khi mà chức năng của thận không còn thực hiện được điều này nữa. Trong chạy thận nhân tạo, bác sĩ sẽ đưa một ống vào cơ thể người bệnh, có thể đặt ống ở cánh tay, bụng hoặc ngực của người bệnh. Khi chạy thận, ống sẽ được nối với một máy lọc chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu của người bệnh, sau một khoảng thời gian, lượng chất lỏng này sẽ được tháo ra ngoài và mang theo chất cặn bã trong cơ thể.

điều trị suy thận

Chạy thận nhân tạo giúp loại bỏ nước và các chất cặn bã dư thừa khi mà chức năng của thận không còn thực hiện được điều này nữa. (Ảnh: Internet)

+ Ghép thận: đây là phương pháp ghép thêm một quả thận khỏe mạnh từ một người khác hiến tặng cho người bệnh. Thận ghép có thể lấy từ người khỏe mạnh hoặc người đã chết. Sau khi ghép thận, người bệnh cần phải dùng thuốc chống đào thải trong suốt phần đời còn lại để giữ cho cơ thể thích nghi với thận mới. 

+ Điều trị bằng thuốc: đối với một số người không chạy thận hoặc ghép thận, họ có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên phương pháp này sẽ làm giảm tuổi thọ của người bệnh. 

8. Người bị suy thận nên ăn gì và kiêng gì

Thực phẩm tốt cho người bị suy thận: 

- Việt quất

- Súp lơ

- Lòng trắng trứng

- Nho đỏ

- Cá chẽm

- Dầu ô liu

- Tỏi

- Kiều mạch

- Ớt chuông

- Bắp cải

- Hạt mắc ca

- Cải lông

- Hành tây

- Dứa

- Củ cải

- Nấm shiitake

- Nam việt quất

- Gà bỏ da

Người bị suy thận nên kiêng ăn gì?

- Cam

- Chuối

- Hạt dẻ

- Đậu, đỗ

- Nấm đông cô

- Hạt sen

- Cua

- Thịt thú rừng

- Tôm

- Nội tạng động vật

Tác giả: Lan Dương