Tuy không trực tiếp nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh nhưng sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não,... thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Đối với phụ nữ bị mắc sởi khi đang mang thai có thể gây sảy thai hoặc sinh non.
Mặt khác, sởi là một bệnh có khả năng gây nhiễm cao do lây qua đường hô hấp là chính. Vì vậy, người mắc bệnh sởi cần được cách ly để tránh bùng phát dịch trong cộng đồng.
Như đã nói, sởi không có thuốc đặc trị. Cho nên, sởi điều trị chủ yếu là hỗ trợ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hỗ trợ bệnh sởi bệnh nhân cần phải biết dưới đây:
Với những bệnh nhân mắc sởi, cần phải xây dựng chế độ ăn đa dạng. Trong đó, thực đơn ăn uống hàng ngày cần phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm quan trọng là nhóm chất đạm, chất đường, chất béo và nhóm thực phẩm cung cấp các loại vitamin và khoáng chất.
Điều quan trọng hơn cả là bệnh nhân cần tăng cường nguồn thực phẩm giàu vitamin A . Vì khi mắc sởi, bệnh nhân bị thiếu hụt lượng vitamin A rất lớn.
Thực phẩm dồi dào vitamin A như gan động vật, thịt, lòng đỏ trứng hay các loại rau có màu xanh sẫm như rau muống, rau mồng tơi,... Vitamin A phải được hấp thu cùng chất béo nên người bệnh cần lưu ý trong chế độ ăn của mình phải có lượng dầu, mỡ phù hợp.
Tìm hiểu thêm một vài biện pháp giúp cải thiện sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng tại Đây!
Vệ sinh da là một trong những bước quan trọng trong việc điều trị hỗ trợ bệnh sởi. Khi mắc sởi, bệnh nhân sẽ bị mọc tràn lan các nốt phát ban đỏ, hồng ở bề mặt da. Chúng gây ra ngứa ngáy, tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh và kích thích phản ứng gãi.
Do sức đề kháng đang xuống thấp, nên da dễ bị tổn thương. Khi gãi, các vi khuẩn rất dễ xâm nhập, khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Do đó, trong điều trị hỗ trợ bệnh sởi, bệnh nhân cần ghi nhớ giữ vệ sinh vùng da, mắt, miệng, họng. Bệnh nhân có thể sử dụng các sản phẩm có tính sát khuẩn tốt và tuân theo các chỉ định của bác sĩ.
Sốt là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh sởi. Khi bị nhiễm sởi, bệnh nhân có thể sốt cao tới 40 độ. Khi điều trị hỗ trợ bệnh sởi, cần tiến hành hạ sốt cho bệnh nhân. Nếu chỉ sốt nhẹ, chỉ cần áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như chườm khăn mát, lau người bằng nước ấm.
Đối với trường hợp người bị bệnh bị sốt cao quá tìm kiếm soát, bệnh nhân cần dùng thuốc hạ sốt. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hạ sốt có chứa paracetamol.
Khi sốt, cơ thể sẽ bị thiếu nước. Vì thế, việc đầu tiên là cần bổ sung ngay lượng nước vào trong cơ thể. Bệnh nhân có thể uống nước lọc hay các loại nước ép hoa quả như nước cam, nước bưởi,...
Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị tiêu chảy, nôn mửa nhiều, chỉ bổ sung nước là chưa đủ. Bệnh nhân cần bổ sung nước bằng cách bổ sung dung dịch điện giải oresol theo chỉ định của bác sĩ.
Khi mắc bệnh sởi, cơ thể bệnh nhân sẽ tiêu thụ một lượng vitamin A rất lớn. Vì thế, khi điều trị hỗ trợ bệnh sởi, cần bổ sung cho người bệnh vitamin A theo liều lượng như sau: Trẻ dưới 6 tháng uống 50.000 đơn vị trong 2 ngày liên tiếp. Trẻ 6 – 12 tháng với liều sử dụng là 100.000 đơn vị. Từ 12 tháng trở lên là 200.000 đơn vị..
Trên đây là một số phương pháp điều trị hỗ trợ bệnh sởi. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý, khi các triệu chứng chuyển nặng, cần ngay lập tức tới các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.