Bệnh sởi: Nguyên nhân và cơ chế lây bệnh

Bệnh sởi: Nguyên nhân và cơ chế lây bệnh
Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm. Sởi thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, tuy nhiên những người lớn cũng có thể mắc sởi. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi được coi là một trong những căn bệnh nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong nếu gặp phải các biến chứng và không được điều trị kịp thời. Tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế gây ra bệnh sởi qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh sởi

Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp, do virus Paramyxovirus gây ra. Đây là loại virus thuộc họ Paramyxoviridae. Nó có hình dạng là hình cầu,với đường kính khoảng từ 120-250 nm.

Nhưng có khi virus này cũng có dạng hình sợi chỉ, kích thước khoảng 140nm. , Virion có bao ngoài là Lipid được bao bọc bởi lớp Glycoprotein.Theo các nghiên cứu, bộ gien của virus sởi là một chuỗi đơn RNA có trọng lượng phân tử 4,6 x 10 ­­­6 D, chứa 16.000 nucleotid.

Virus sởi Paramyxovirus- nguyên nhân gây ra bệnh sởi có 2 kháng nguyên chính là: kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin) và kháng nguyên tan hồng cầu (Hemolysin).

Bệnh sởi: nguyên nhân và cơ chế gây bệnh  - Ảnh 1.

Nguyên nhân gây ra bệnh sởi là virus Paramyxovirus - Ảnh Internet.

Khi bệnh nhân bị mắc bệnh sởi, virus này sẽ kích thích cơ thể sinh kháng thể. Theo đó, kháng thể thường sẽ xuất hiện từ ngày thứ 2-3 sau khi bắt đầu mọc ban và tồn tại lâu dài. Điều đáng chú ý làmMiễn dịch trong sởi là miễn dịch bền vững. Vì thế, các bác sĩ sẽ dùng các kỹ thuật kết hợp bổ thể và kỹ thuật ngăn ng­ưng kết hồng cầu... giúp cho việc chẩn đoán bệnh được chính xác hơn.

Virus Paramyxovirus là loại virus có sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt với các thuốc khử trùng thông thường, ánh sáng mặt trời, sức nóng v.v... Ở nhiệt độ 56°C, trong vòng 30 phút, virus sẽ bị tiêu diệt.

2. Bệnh sởi và cơ chế lây bệnh

Như đã nói, nguyên nhân gây ra bệnh sởi là virus Paramyxovirus. Nhưng điều cần chú ý hơn là quá trình, cơ chế gây ra căn bệnh này.

Theo các nghiên cứu, virus Paramyxovirus - virus sởi xâm nhiễm vào đường hô hấp trên hoặc có thể xâm nhiễm vào mắt và nhân lên ở các tế bào biểu mô và mô bạch huyết kế cận. Qua đợt nhiễm virus máu tiên phát ngắn, virus này được phân tán đến mô bạch huyết xa hơn.

Vấn đề cần lưu ý là sự nhân lên của virus ở đường hô hấp và ở kết mạc gây ra những triệu chứng điển hình như: sổ mũi, đau đầu, ho khan, viêm kết mạc, sốt và dấu hiệu Koplick ở niêm mạc miệng.

Mặt khác, nhiễm virus máu xảy ra ở cuối thời kỳ ủ bệnh sởi khiến cho virus phân tán sâu rộng hơn vào mô bạch huyết và làm phát ban ở bên ngoài da. Virus Paramyxovirus từ đó cũng nhân lên và nó phá hủy đại thực bào và lympho bào.

Bệnh sởi: Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh  - Ảnh 2.

Bệnh sởi có thể lây qua nhiều con đường khác nhau - Ảnh Internet

Quá trình này gây nên suy giảm hệ miễn dịch nhất là miễn dịch qua trung gian tế bào và quá mẫn muộn. Sự suy giảm miễn dịch ở bệnh nhân mắc sởi, nhất là với những bệnh nhân là trẻ em có vai trò quan trọng trong cơ chế nhiễm lao hoặc các vi khuẩn khác sau sởi như lao sơ nhiễm, viêm phế quản phổi,...

Bệnh sởi có các con đường lây bệnh cụ thể như sau:

- Lây truyền qua đường hô hấp: Các bệnh nhân mắc sởi do tiếp xúc với các giọt hô hấp (nước mũi, nước bọt) của người bệnh bay trong không khí khi nói chuyện, hắt hơi, ho…

-Lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết của người bệnh.

- Lây truyền khi tiếp xúc với đồ vật có tồn tại virus sởi.

Thông thường, virus sởi lây nhiễm qua đường hô hấp đầu tiên. Sau đó, nó dần lan sang các bộ phận khác của cơ thể thông qua dòng máu. Virus sởi sống trong chất nhầy của mũi và cổ họng của một người nhiễm bệnh khoảng 3- 4 ngày trước khi phát ban và tiếp tục phát triển trong khoảng 4 đến 5 ngày sau đó.

Người bệnh cần lưu ý rằng đây là thời điểm virus sởi dễ lây nhất nên những ai chăm sóc bệnh nhân cần hết sức cẩn thận, tránh việc virus sởi lây lan, ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân cũng như cộng đồng.


Tác giả: Ngọc Điệp