Hiện nay, tình trạng các ca mắc bệnh sởi ở trẻ nhỏ ngày càng tăng cao. Điều này khiến cho rất nhiều các bậc cha mẹ phải lo lắng cho con cái của mình. Để giúp các bậc cha mẹ không còn có nỗi lo về căn bệnh nguy hiểm này, trong bài viết dưới đây Suckhoehangngay.vn xin được chia sẻ những thông tin về bệnh sởi là gì, sự nguy hiểm của bệnh sởi và những hình ảnh liên quan đến căn bệnh này.
Về bản chất có thể hiểu bệnh sởi là gì? Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, lây từ người sang người qua đường hô hấp. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên người bệnh dễ mắc các biến chứng.
Đối tượng mắc bệnh sởi là những người chưa có miễn dịch với bệnh, đặc biệt là trẻ em từ 10 đến 15 tuổi chưa được tiêm vác-xin và một số trường hợp người lớn tuổi có hệ miễn dịch yếu.
Bệnh sởi là gì? bệnh học sởi là gì? nguyên nhân bệnh sởi là gì? (Ảnh: Internet)
Người khoẻ mạnh nhiễm virus sởi qua đường hô hấp do hít phải các dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bắn ra được khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân.
Sởi là bệnh dễ lây lan ở những nơi đông người như trường học, nhà trẻ, khu dân cư. Virus sởi có tốc độ lây lan rất nhanh nên luôn thường trực nguy cơ bùng phát thành dịch.
Điều kiện ẩm thấp là môi trường thuận lợi nhất cho bệnh sởi lây lan, thường là vào mùa đông xuân. Tuy nhiên, những năm gần đây, sởi thường xuất hiện quanh năm.
Bệnh sởi kiêng gì? Cách điều trị bệnh sởi là gì? Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng (Ảnh: Internet)
Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là 1 trong 10 bệnh bắt buộc phải tiêm phòng vac-xin cho trẻ dưới 5 tuổi vì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng dẫn đến tử vong. Tiêm vắc-xin sởi là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh sởi. Trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin theo lộ trình: Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Hệ miễn dịch của trẻ sẽ cải thiện và trở nên bền vững sau khi được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi mắc sởi.
Khi đã hiểu được bệnh sởi là gì thì hãy tìm hiểu xem bệnh sởi nguy hiểm như thế nào? Sởi rất nguy hiểm, bệnh còn có thể dẫn đến các biến chứng thần kinh như viêm não, viêm màng não, viêm tủy cấp: Là biến chứng nguy hiểm gây tử vong và khả năng để lại di chứng cao. Các biến chứng thần kinh có khả năng gây co giật, hôn mê, tử vong hoặc ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và thể chất của trẻ nếu qua được cơn nguy kịch.
Bệnh sởi là gì? Ban sởi là gì? Virus sởi có thể gây ra các biến chứng thần kinh (Ảnh minh hoạ - nguồn: Internet)
Ngoài ra, virus sởi còn có thể gây ra những tổn thương cho đường hô hấp. Các biến chứng thường gặp là viêm phế quản, viêm phế quản - phổi, nếu không được điều trị kịp thời thường có nguy cơ tử vong rất cao.
Bên cạnh đó, sởi có thể gây ra viêm kết mạc hoặc rối loạn tiêu hoá. Ở châu Phi, đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở trẻ nhỏ. Các biến chứng đường tiêu hoá thường gặp là tiêu chảy, viêm niêm mạc miệng, viêm ruột,...
Sởi là bệnh nguy hiểm - Sởi có thể gây ra rối loạn tiêu hoá, viêm kết mạc (Ảnh: Internet)
Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh sởi là gì, cũng như đã nắm rõ được những thông tin liên quan đến bệnh sởi. Ngay bây giờ chúng ta cùng tham khảo một vài hình ảnh bệnh sởi được chúng tôi tổng hợp bên dưới nhé.
Hình ảnh bệnh sởi phát bạn ở tay (Ảnh: Internet)
Trẻ em là đối tượng dễ mắc ban sởi (Ảnh: Internet)
Bệnh sởi ở trẻ em ngày càng có dấu hiệu gia tăng (Ảnh: Internet)
Sở là căn bệnh nguy hiểm cần có biện pháp phòng tránh kịp thời (Ảnh: Internet)
Hình ảnh bệnh sởi ở trẻ sơ sinh (Ảnh: Internet)
Tóm lại
Đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đã và đang cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người mỗi năm. Do đó, việc tìm hiểu bệnh sởi là gì, nguy hiểm như thế nào là cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và những người xung quanh. Nếu thấy những triệu chứng của bệnh sởi, hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và điều trị.