Rubella - căn bệnh không còn xa lạ đối với nhiều người. Người ta nhắc đến Rubella như một căn bệnh truyền nhiễm siêu vi, lây qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc. Bệnh không gây nguy hiểm cho trẻ em và người trưởng thành, nhưng nếu phụ nữ có thai trong ba tháng đầu mắc bệnh thì rất nguy hiểm.
Rubella, còn được gọi là bệnh sởi Đức hay sởi ba ngày, đây là căn bệnh truyền nhiễm và được nhận biết bởi các loại phát ban trên da. Rubella từng là bệnh rất phổ biến ở trẻ em trước khi nhà nước và Bộ Y tế khuyến cáo mọi trẻ em phải được tiêm vắc xin tiêm liên phòng bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR).
Phụ nữ có thai trong ba tháng đầu mắc bệnh thì rất nguy hiểm. (Ảnh: Internet)
Rubella khác với bệnh sởi, mặc dù hai bệnh đều gây phát ban đỏ nhưng bản chất hai bệnh này khác nhau về virus truyền bệnh. Rubella được gây ra bởi một loại virus khác với bệnh sởi, không phải là bệnh dễ lây nhiễm và nghiêm trọng như bệnh sởi. Khi mắc bệnh, người bệnh đặc biệt là trẻ em thường không có những dấu hiệu sớm. Thông thường phải mất từ 2-3 tuần khi phơi nhiễm mới có triệu chứng, cụ thể: - Phát ban da ở đầu rồi lan dần xuống cơ thể, kéo dài từ 2 đến 3 ngày - Đau đầu, sốt nhẹ; Nghẹt mũi hoặc sổ mũi - Sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc sau tai. Đối với người trưởng thành có thể bị viêm kết mạc (nhiễm trùng mi mắt, nhãn cầu) hay đau sưng khớp ở phụ nữ trẻ tuổi. Phát ban da ở đầu rồi lan dần xuống cơ thể, kéo dài từ 2 đến 3 ngày. (Ảnh: Internet) Các triệu chứng của bệnh Rubella thường sẽ mất trong vài ngày nhưng cũng có thể phát ban lâu hơn. Các triệu chứng khác không được đề cập, nếu nghi ngờ mắc bệnh rubella hoặc không rõ nguyên nhân xuất hiện dấu hiệu thì bạn nên đi thăm khám ngay. Nếu trẻ xuất hiện phát ban hoặc không có các triệu chứng nào kể trên thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Đối với phụ nữ đang mang thai, bạn sẽ được bác sĩ phụ sản cho xét nghiệm Rubella và tiêm vắc xin khi cần. Tuy vậy, nếu bạn có thai hoặc nghĩ mình đang mang thai và đồng thời phát hiện có triệu chứng của Rubella, bạn phải nhập viện ngay lập tức để bác sĩ theo dõi. Virus Rubella là nguyên nhân gây bệnh Rubella. Đây là căn bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, thông qua sự tiếp xúc với dịch tiết từ mũi và cổ họng của người mang virus. Bệnh này có tính lây nhiễm cao và dễ lây truyền cho người khác. Một người bệnh có thể truyền virus cho những người khác từ 1 tuần trước khi xuất hiện phát ban da cho đến tận 1 tuần sau khi hết phát ban. Phụ nữ mang thai truyền từ mẹ sang con thông qua đường máu. Bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, thông qua sự tiếp xúc với dịch tiết từ mũi và cổ họng của người mang virus. (Ảnh: Internet) Trẻ nhỏ, người lớn, người già đều có thể mắc bệnh Rubella, đặc biệt là trẻ em do sức đề kháng yếu. Tuy nhiên, căn bệnh này không quá nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và người lớn nhưng cũng cần hết sức lưu ý tránh đề lại biến chứng nguy hiểm mặc dù trường hợp này là rất hiếm. Bệnh Rubella là khi truyền nhiễm cho phụ nữ mang thai rất nguy hiểm, có thể gây dị tật thai nhi hoặc thai nhi chết lưu. Do vậy, phụ nữ mang thai cần hết sức cẩn thận. Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh Rubella cao nếu bạn: - Chưa từng mắc bệnh Rubella hoặc chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella - Đi đến các vùng đang có dịch - Sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh truyền nhiễm HIện nay, việc điều trị Rubella chủ yếu thông qua thuốc kháng sinh hoặc để bệnh tự khỏi. Quá trình phát bệnh và tự miễn dịch Rubella vẫn chưa có cách rút ngắn. Một khi nhiễm bệnh Rubella, cơ thể bạn và trẻ sẽ tự đề kháng và miễn dịch với bệnh vĩnh viễn. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, bạn có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt hay giảm đau thông thường như paracetamol liều trẻ em. Nếu nhưu trẻ bị ngứa, bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để được sử dụng thuốc bôi. Nếu đang mang thai, bác sĩ có thể chỉ định kháng nguyên Rubella (hyperimmune globulin) để giúp bạn tự đề kháng virus nhưng con bạn vẫn có nguy cơ bị tật bẩm sinh. Việc chẩn đoán virus Rubella rất khó do không có các triệu chứng đặc thù. Bác sĩ chỉ có thể chẩn đoán thông qua việc điều tra bệnh sử và khám lâm sàng các triệu chứng của người mang bệnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể lấy dịch từ cổ họng, mẫu máu hoặc nước tiểu để xét nghiệm. 2. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Rubella là gì?
3. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
4. Nguyên nhân gây ra bệnh Rubella là gì?
5. Những ai thường mắc phải bệnh Rubella (bệnh sởi Đức)?
6. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Rubella (bệnh sởi Đức)?