Bệnh răng miệng ở người cao tuổi: Tại sao người già hay bị rụng răng và hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách

Bệnh răng miệng ở người cao tuổi: Tại sao người già hay bị rụng răng và hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách
Tuổi cao khiến nhiều người già có nguy cơ mắc một số bệnh răng miệng ở người cao tuổi, đặc biệt là rụng răng, răng xỉn màu, khô miệng,... Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi cần đảm bảo nhiều yếu tố quan trọng.

Sức khoẻ răng miệng có ảnh hưởng đáng kể nhất tới chất lượng cuộc sống ở người lớn tuổi. Sức khoẻ răng miệng kém dẫn tới khả năng nhai và ăn nhiều loại thức ăn khác nhau bị khó khăn hơn dẫn tới nguy cơ ăn uống thiếu chất, giảm cân. 

Ngoài ra, khi gặp các bệnh về răng miệng có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và tăng căng thẳng; thậm chí là gây ra sự tự ti khi giao tiếp xã hội.

1. Tại sao người già hay bị rụng răng?

Mặc dù men răng rất cứng nhưng một số thói quen có thể khiến cấu trúc men răng trở nên yếu đi, giòn và dễ vỡ rụng hơn. Dưới đây là một số lý do khiến người già hay bị rụng răng, mất răng hơn:

- Một phần của quá trình lão hoá răng

Khi con người già đi, tuỷ răng và các dây thần kinh cung cấp máu tới răng sẽ bị co lại, quá trình này khiến lượng chất lỏng di chuyển vào men răng suy giảm, từ đó khiến men răng bị khô yếu và dễ vỡ hơn.

Bệnh răng miệng ở người cao tuổi: Tại sao người già hay bị rụng răng và hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách - Ảnh 2.

Mất răng không phải hoàn toàn chỉ là nguyên nhân do lão hoá (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Các chuyên gia nói gì về những thói quen gây lão hoá hằng ngày?

Đánh răng sau khi ăn sáng tốt hay không và cần lưu ý điều gì?

Tuy nhiên đừng lầm tưởng rằng mất răng là điều bình thường khi già đi, điều này hoàn toàn không đúng. Chính xác là răng có thể hoàn toàn không bị rụng cho tới cuối đời, khi bạn biết cách chăm sóc sức khoẻ răng miệng đúng cách.

- Thiếu hụt canxi, chế độ ăn không đảm bảo dinh dưỡng

Như bạn đã biết, canxi là một phần giúp răng chắc khoẻ hơn. Khi về già, lượng canxi mà cơ thể hấp thụ được suy giảm khiến chất lượng răng kém hơn, răng trở nên yếu và dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh răng miệng ở người cao tuổi như sâu răng, viêm nha chu,...

- Thói quen chăm sóc răng miệng kém trong thời gian dài

Thói quen chăm sóc răng miệng từ hồi còn trẻ kém hoặc lơ là chăm sóc răng miệng khi về già có thể khiến răng bị suy yếu dễ rụng hơn nếu nhiễm khuẩn.

 2. Các vấn đề sức khoẻ răng miệng thường gặp ở người lớn tuổi 

- Sâu răng chưa được điều trị

Khi về già, nướu có thể bị tụt và răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Một số người cao tuổi gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng do gặp vấn đề với bàn tay, cánh tay hay thị lực suy giảm dẫn tới khoang miệng dễ bị nhiễm khuẩn hơn gây sâu răng.

Bệnh răng miệng ở người cao tuổi: Tại sao người già hay bị rụng răng và hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách - Ảnh 3.

Sâu răng là một bệnh răng miệng phổ biến ở người cao tuổi (Ảnh: Internet)

Đặc biệt, sự xuất hiện dày hơn của các mảng bám gây ra viêm nướu và sâu răng. Nguy cơ sâu răng ở rìa nướu sẽ cao hơn khi nướu bị tụt xuống do chân răng không được bảo vệ bởi lớp men răng.

- Viêm nha chu

Nhiều người cao tuổi có thể không nhận ra rằng họ bị viêm nha chu. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu bao gồm: chảy máu nướu khi đánh răng, răng bị lung lay, tụt nướu và hôi miệng. Không phải ai bị viêm nha chu cũng có tất cả các dấu hiệu trên, có thể có những người chỉ có một dấu hiệu.

- Mất răng

- Ung thư miệng

- Các bệnh mãn tính như viêm khớp, tiểu đường, bệnh tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có thể tăng nguy cơ bị bệnh nha chu hơn; nhưng nhóm người này lại ít được chăm sóc răng miệng hơn so với những người lớn tuổi không mắc các bệnh mãn tính. Ngoài ra, tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị có thể gây khô miệng, giảm tiết nước bọt dẫn tới sâu răng.

3. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi đúng cách

Dưới đây là 6 lời khuyên hữu ích giúp duy trì sức khoẻ răng miệng ở người cao tuổi mà bạn có thể tham khảo:

- Hạn chế thức ăn, các đồ uống ngọt, carbs tinh chế

Cả đường và tinh bột đều là những thực phẩm không tốt cho sức khoẻ răng miệng, kể cả khi bạn về già hay còn trẻ. Đường tạo ra axit dẫn tới ăn mòn men răng; tinh bột bám vào men răng tạo ra mảng bám và tích tụ vi khuẩn.

Bệnh răng miệng ở người cao tuổi: Tại sao người già hay bị rụng răng và hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách - Ảnh 4.

Chế độ ăn giúp răng miệng khoẻ mạnh là chế độ ăn ít ngọt, ít carbs tinh chế (Ảnh: Internet)

Nếu muốn duy trì sức khoẻ răng miệng khi về già, tốt nhất hãy học cách cắt bỏ đồ ngọt và carbohydrate tinh chế. Việc ăn ngọt có liên quan mật thiết đến béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim mạch khác.

- Sử dụng chỉ nha khoa và đánh răng mỗi ngày

Hãy chắc chắn rằng bạn đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa một ngày một lần. Đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa giúp bạn có hàm răng chắc khoẻ, loại bỏ các mảng bám có thể tích tụ vi khuẩn gây sâu răng và các bệnh về nướu (nha chu).

- Khám răng định kì

Bạn cho rằng khi về già thì việc khám răng định kì không còn quan trọng? Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bằng cách tới gặp nha sĩ thường xuyên sẽ giúp người cao tuổi phát hiện sớm những vấn đề răng miệng tiềm ẩn. Nếu như trì hoãn điều trị, các tổn thương răng miệng vĩnh viễn có thể xảy ra.

Bệnh răng miệng ở người cao tuổi: Tại sao người già hay bị rụng răng và hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách - Ảnh 5.

Khám răng định kì giúp tầm soát bệnh răng miệng tiềm ẩn từ đầu (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, khi tới các phòng khám nha khoa, răng của bạn sẽ được hỗ trợ làm sạch một cách kỹ lưỡng và chuyên nghiệp hơn, đặc biệt là tới các vị trí khó không thể làm sạch hoàn toàn bằng bàn chải hay chỉ nha khoa.

- Nếu hút thuốc lá, hãy bỏ sớm

Chắc hẳn nhiều người đã nghe tới việc hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư vòm họng, ung thư khoang miệng. Nói cách khác, việc hút thuốc lá có thể đẩy nhanh quá trình tổn thương răng và các mô miệng bằng cách làm suy giảm hệ miễn dịch và giảm lượng oxy trong máu.

Những người hút thuốc lá thường dễ mắc các bệnh về nướu, khi kết hợp với lão hoá tự nhiên, sức khoẻ răng miệng sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm.

- Có chế độ ăn cân bằng, giàu thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch và lợi khuẩn

Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng sẽ không chỉ khiến bạn cảm thấy khoẻ mạnh hơn và còn giúp cho răng của bạn ở trạng thái tốt hơn trước.

Hãy đảm bảo rằng bạn có bổ sung thực phẩm lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh vật trongmieenjg bạn, các thực phẩm đó có thể là pho-mát, sữa chua lợi khuẩn, ...

Một số loại thực phẩm có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn, đặc biệt là khi bạn già đi, chúng hiệu quả trong việc chống lại nhiễm trùng và bệnh tật - bao gồm cả răng miệng. Những thực phẩm đó có thể là tỏi, rau có màu xanh đậm, vitamin D3,...

Nguồn dịch: 

1. https://www.verywellhealth.com/dental-health-in-older-age-4068557

2. https://www.cdc.gov/oralhealth/basics/adult-oral-health/adult_older.htm

Bệnh răng miệng ở người cao tuổi: Tại sao người già hay bị rụng răng và hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách - Ảnh 6.


Tác giả: Kim Phụng