Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường được đánh giá là cần nhiều thời gian để phát triển. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thông qua các xét nghiệm trên hình ảnh, xét nghiệm máu và xét nghiễm chức năng của phổi. Khi bị COPD, người bệnh sẽ thấy khó thở, ho khan dai dẳng, khò khè liên tục,... Vậy bệnh phổi mãn tính có nguy hiểm không và nguy hiểm như thế nào?
Theo các chuyên gia thì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) rất nguy hiểm vì chưa có thuốc đặc trị. Tỷ lệ tử vong của bệnh trên thế giới được xếp vào hàng thứ 4. Người lớn tuổi được xem là dễ mắc bệnh nhất, đặc biệt là những người hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hít phải khói bụi và hóa chất độc,...
Ước tính cứ 5 người nghiện thuốc lá thì sẽ có 1 người bị phổi tắc nghẽn mãn tính. Đây là được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu. Nếu như người bệnh có những triệu chứng ho, khó thở, nhiều đờm thì có thể bệnh đã chuyển biến nặng và ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể
Vậy câu trả lời cho câu hỏi "Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có nguy hiểm không?" là "Có". Bạn nên chú ý để có biện pháp phòng tránh bệnh, không để nguy hiểm tới sức khỏe của mình.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nếu ở giai đoạn nặng có thể ảnh hưởng lên nhiều chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Không chỉ ảnh hưởng đến chức năng của phổi mà còn ảnh hưởng đến tim, hồng cầu,... gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khó có thể điều trị dứt điểm được.
>> Các giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và căn cứ phân loại
- Tràn khí màng phổi: Trà khí màng phổi là biến chứng thường gặp ở những người bị COPD. Người bệnh sẽ cảm thấy đau ngực, thở khó khăn hơn. Khi đi khám sẽ thấy dấu hiệu rì rào ở phế nang mất, lồng ngực khi gõ vào vang hơn bên không bị tràn khí.
- Tăng áp lực động mạch phổi: Đây là tình trạng phế nang giãn nhiều gây nên sự chèn ép vào các mao mạch phổi và làm tăng động mạch phổi. Ngoài ra, sự lo lắng về bệnh cũng làm áp lực động mạch phổi tăng lên.
- Suy tim phải: Khi áp lực động mạch phổi tăng cao, người bệnh bị thiếu oxy mãn tính sẽ dẫn tới suy tim phải. Đây là biến chứng nguy hiểm thường xảy ra ở những người bị phổi tắc nghẽn mãn tính.
Ngoài ra người bị phổi tắc nghẽn mãn tính cũng có thể bị rối loạn nhịp tim, đa hồng cầu,... gây ra tình trạng khó thở, gây tắc mạch não,... Đây đều là những tình trạng rất nguy hiểm và xảy ra với bệnh nhân bị COPD nếu không có những biện pháp khống chế và điều trị kịp thời.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nếu tiến triển đến giai đoạn nặng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm và dẫn đến tử vong. Theo thống kê, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là 1 trong 4 bệnh có nguy cơ tử vong cao nhất.
- Năm 1998, trên thế giới có khoảng 2,9 triệu người tử vong vì bệnh COPD.
- Đến năm 2004, con số này là 2,66 triệu người.
Việt Nam đang là một trong số những nước có tỷ lệ người bị mắc phổi tắc nghẽn mãn tính cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Người dân cần chú ý phát hiện bệnh sớm để có thể kiểm soát bệnh kịp thời.
Các chuyên gia cho biết, những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4 tuổi thọ sẽ giảm 3,5 năm, đặc biệt là nếu còn hút thuốc lá.
Người hút thuốc lâu năm, tuổi thọ có thể bị giảm 5, 6 năm. Còn nếu không hút thuốc, tuổi thọ cũng chỉ giảm từ 1-3 năm.
Tóm lại, tuổi thọ của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính còn tùy thuộc vào giai đoạn, tình trạng bệnh cũng như lối sống của người bệnh. Thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD rất nguy hiểm đối với sức khỏe, đặc biệt là những người tuổi già hay có tiền sử hút thuốc lá. Bạn nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và có biện pháp phòng bệnh kịp thời, để tránh mắc bệnh. Khi có dấu hiệu mắc bệnh cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.