Bệnh nước ăn chân (còn gọi là nấm kẽ chân) là bệnh nhiễm khuẩn nấm trên da dẫn đến ngứa ngáy, bong da và đau rát vùng da bị ảnh hưởng.
Nước ăn chân là tên gọi dân gian để chỉ bệnh nấm da chân (chủ yếu là ở kẽ chân) gây ngứa ngáy, khó chịu.
Đây là bệnh hay gặp ở những người thường phải tiếp xúc chân trần với nước, nhất là các nguồn nước bẩn trong các mùa mưa lũ. Sau đó, nếu không rửa lại với nước sạch, các vi khuẩn trong nước bẩn rất dễ tích tụ và bám tại các kẽ chân gây nấm da chân.
Bệnh nước ăn chân (còn gọi là nấm kẽ chân) là bệnh nhiễm khuẩn nấm trên da dẫn đến ngứa ngáy, bong da và đau rát vùng da bị ảnh hưởng. (Nguồn ảnh: Internet).
Muốn phòng tránh bệnh nước ăn chân "ghé thăm", chúng ta cần hiểu được nguyên nhân gây ra nước ăn chân là gì. Thực tế cho thấy bệnh nước ăn chân thường là do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên phải lội trong nước bẩn, bùn lầy...
- Lây truyền ở những khu vực ẩm ướt do đi chân trần.
- Do nấm kí sinh thuộc họ Trichophyton Mentagrophytes và Trichophyton Rubrum gây ra.
- Do Epidermophyton Floccosum gây nên.
- Những người phải làm các công việc tiếp xúc thường xuyên với nước, môi trường ẩm ướt, hoặc mang giày, tất bịt kín như: công nhân trong các xí nghiệp chế biến hải sản, công nhân rửa chai, lọ…
Nguyên nhân gây bệnh nước ăn chân là gì? (Ảnh: Internet)
Có thể bạn quan tâm:
- Đốm trắng trên móng tay nói lên điều gì?
Khi bị nước ăn chân, người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình bao gồm:
- Tróc vảy khô, ngứa ngáy, cảm giác khó chịu ở chân.
- Nổi mụn nước ở chân hoặc bị viêm các kẽ ngón. Vị trí thường gặp là ở kẽ của ngón chân giữa, ngón chân áp út.
- Lớp da bên trên bị mủn trắng, có kẽ nứt, bên dưới da đỏ ướt.
- Lòng bàn chân và các cạnh ngoài của bàn chân có mụn nước hoặc da màu nâu đỏ, bề mặt phủ vảy nhỏ mịn, nhưng cũng có thể tạo một mảng lớn trùm cả bàn chân.
- Trường hợp bị bội nhiễm chân sẽ sưng tấy đỏ, có mủ, gây sốt và nổi hạch ở bẹn.
Triệu chứng bệnh nước ăn chân là gì? Ngứa là triệu chứng điển hình (Ảnh: Internet)
4. Điều trị nước ăn chân
Theo các bài thuốc cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, có nhiều tác dụng như kháng khuẩn, tiêu viêm, trừ phong và sát trùng. Đối với người bị nước ăn chân, sử dụng lá trầu không sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh như giảm ngứa, tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ lớp tế bào chết trên da.
Khi sử dụng, bạn có thể vò nát lá trầu rồi xát vào các kẽ ngón chân (ngày làm 4-5 lần). Hoặc bạn có thể đun sôi 0,5 lít nước với 10 lá trầu không, để nguội, sau đó hòa tan 1 cục phèn chua kích thước bằng đầu ngón tay cái. Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét, ngứa. Sau đó bôi thêm thuốc mỡ sát khuẩn để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Lá trầu không giúp diệt khuẩn, giảm ngứa và loại bỏ lớp tế bào chết trên da. (Nguồn ảnh: Internet).
Có thể bạn quan tâm:
- Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không
- Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không
Phèn chua cũng là một bài thuốc dân gian hữu hiệu được dùng để trị nước ăn chân. Phèn chua có tác dụng diệt khuẩn và giảm ngứa ngáy hiệu quả.
Để sử dụng phèn chua, bạn có thể đun phèn đến khi phèn tan chảy, khô thành bột trắng. Sau đó nghiền nhỏ thành dạng mịn như bột. Rửa sạch chân sau đó bôi bột vào những vùng da bị đau, ngứa, tổn thương, chú ý tránh để nước dây vào khi đang điều trị.
Bạn cũng có thể ngâm phèn chua với nước ấm cho đến khi phèn tan ra rồi cho chân vào ngâm từ 5 - 10 phút. Sau khi ngâm chân xong, dùng khăn sạch lau khô chân rồi kiêng nước.
Dùng bột phèn chua bôi vào vùng da bị nước ăn chân hoặc có thể ngâm chân vào nước ấm pha với bột phèn chua. (Nguồn ảnh: Internet).
Gừng là một "vị thuốc" hữu hiệu trong việc điều trị nước ăn chân. Sau khi đun sôi một nồi nước, bạn đập nhỏ một nhánh gừng cho vào nồi nước sôi, đun tiếp 20 phút nữa. Sau khi nước nguội, dùng để ngâm chân 2 lần/ngày bệnh nước ăn chân sẽ nhanh chóng biến mất.
Gừng là một vị thuốc rất hữu hiệu trong việc điều trị nước ăn chân. (Nguồn ảnh: Internet)
Có thể bạn quan tâm:
- Sử dụng gừng tươi để điều trị mụn trứng cá
Dùng nước muối loãng cũng là một cách trị nước ăn chân hiệu quả. Nước muối loãng có công dụng làm dịu vết thương, diệu vi khuẩn và làm lành da. Để sử dụng, bạn chỉ cần pha một chậu nước muối loãng rồi ngâm chân vào trong vòng từ 10-15 phút, sau đó lau khô chân và bôi thêm thuốc mỡ sát khuẩn vào các kẽ chân bị tổn thương. Điều trị bằng phương pháp này từ 3-5 ngày, bệnh sẽ khỏi.
Dấm cũng tương tự như muối. Trong thành phần của dấm có những chất có thể trị được những loại nấm gây ra bệnh nước ăn chân. Để sử dụng, bạn trộn lẫn 1 đến 2 cốc nước dấm vào trong một chậu nước nhỏ. Sau đó cho chân vào ngâm từ 10 - 15 phút. Ngâm xong dùng khăn sạch để lau khô chân.
Nước muối loãng có công dụng mau làm lành vết thương và diệt khuẩn. (Nguồn ảnh: Internet).
Ở những vùng đồng quê, rau sam thường mọc nhiều ở bờ ruộng, ven vườn như một cây cỏ dại. Từ xa xưa, ông cha ta thường hái rau sam về để chế biến thành các món ăn như nộm rau sam hay rau sam xào tỏi. Nhưng ít ai biết rằng rau sam là một loại cây thảo dược quý dùng để chữa bệnh nước ăn chân rất hiệu quả.
Nhặt lấy 50 - 100 gram rau sam tươi, rửa sạch, để ráo nước rồi đem giã nát với một chút muối ăn. Cho hỗn hợp rau sam giã nát vào mảnh gạc sạch, chấm nhẹ vào vùng da bị tổn thương. Kiên trì làm 1 lần/ngày, vùng da bị nước ăn chân sẽ hết ngứa và mau lành lại.
Giã nát lá rau sam với một nhúm muối rồi cho vào gạc sạch, chấm vào vùng da bị nước ăn chân. (Nguồn ảnh: Internet).
Trà khô cũng là một vị thuốc hữu hiệu trong việc điều trị nước ăn chân. Bạn giã nát loại trà khô thường dùng để pha nước uống hàng ngày. Sau đó, rửa chân sạch sẽ, lau khô bằng khăn sạch rồi cho trà khô đã giã nát vào kẽ chân, những nơi bị tổn thương. Ban đầu bạn có thể cảm thấy hơi xót nhưng sau đó sẽ có cảm giác rất dễ chịu. Chỉ cần sử dụng phương pháp này vài lần là có thể chữa khỏi ngay bệnh nước ăn chân.
Giã nát trà khô rồi bôi vào vùng da bị nước ăn chân sẽ có thể giúp bệnh khỏi ngay sau vài lần sử dụng. (Nguồn ảnh: Internet).
Cây cóc mẳn, hay còn gọi là cúc ma, cây trăm thân, cây thuốc mộng, cúc mẳn, cỏ the hay cóc ngồi…. là một loại thuốc có vị cay, tính ấm dùng để trị các vết lở loét, vết thương hở rất hiệu quả. Để chữa nước ăn chân, bạn có thể giã nát 50 gram cóc mẳn + 1 chút muối rồi trộn đều, cho vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào những vùng da bị tổn thương, khô lại chấm. Sau khi các vùng da bị tổn thương đã được chấm thuốc, bạn cho bã thuốc vào các kẽ chân rồi băng lại.
Giã nát cay cóc mẳn với một chút muối rồi trộn đều, cho hỗn hợp vào mảnh gạc sạch rồi chấm nhẹ vào vùng da bị tổn thương. (Nguồn ảnh: Internet).
- Lá kim ngân: Lấy một nắm lá kim ngân, sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Mỗi ngày làm từ 2 -3 lần.
- Lá lốt: Đun nóng nước với lá lốt, xông những vùng da bị nước ăn chân rồi ngâm rửa chân
- Lá mướp non: Giã lá mướp non với một nhúm muối, xát vào kẽ chân 4-5 lần/ngày
- Lá khoai lang: Giã lá khoai lang với một nhúm muối, xát vào kẽ chân 4-5 lần/ngày
- Búp ổi non: Giã búp ổi non với một nhúm muối, xát vào kẽ chân 4-5 lần/ngày
Khi bị nước ăn chân, người bệnh có thể bôi một trong số các thuốc sau: BSI 2%, ASA, Castellami, Nizoral, Calorem. Hoặc có thể sử dụng các dung dịch màu như: xanh Methylen, màu tím Gentian, màu đỏ Fuschin để sát khuẩn và khô mủ.
Khi bị tổn thương nặng, người bệnh điều trị kết hợp với thuốc chống nấm như Griseofulvin, Nizoral hoặc Sporal. Nếu có mủ gây đau nhức thì phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm.
Lưu ý: Khi bị nước ăn chân cần duy trì ngâm vùng da bị bệnh vào dung dịch thuốc tím được pha loãng từ 2 – 3 lần, hoặc nước muối 9% và giữ cho chân luôn thông thoáng, sạch sẽ, khô ráo. Nếu thấy bệnh không khỏi thì cần đến bệnh viện da liễu để khám và điều trị.
Để phòng tránh bệnh nước ăn chân, bạn hãy thực hiện những biện pháp sau:
- Giữ chân sạch sẽ, khô ráo, nhất là các kẽ ngón chân vì chân thường rất ẩm và bẩn, là môi trường thuận lợi cho vi trùng sinh sôi.
- Sử dụng ủng bảo hộ khi phải lội nước.
- Nếu phải lội nước bẩn thì ngay sau đó cần rửa chân kỹ bằng nước sạch rồi lau khô bằng khăn, đặc biệt chú ý các kẽ ngón chân.
- Khi thấy các kẽ ngón chân chớm bị ngứa đỏ, không được gãi vì móng tay sắc và bẩn có thể làm xây xát chỗ ngứa, gây nhiễm khuẩn.
Phòng tránh bệnh nước ăn chân bằng cách giữ gìn vệ sinh cho đôi chân (Ảnh: Internet)
- Tuyệt đối không đi chung tất, giày, dép với người bị bệnh.
- Nếu trong gia đình có người bị nước ăn chân thì cần phải cách ly, không để lây nhiễm sang người khác.
- Chọn tất (vớ) có chất liệu thấm hút tốt, và nên thay tất ít nhất 2 lần mỗi ngày.
- Nên giặt tất với nước nóng và phơi giày dưới ánh mặt trời để "tiêu diệt" vi khuẩn.
- Không nên đi giày nhiều vì gây bí khiến chân ẩm ướt.
Như vậy bài viết đã đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất về bệnh nước ăn chân là gì, nguyên nhân và triệu chứng nước ăn chân là gì cũng như gợi ý phòng ngừa bệnh. Hy vọng những thông tin này có ích cho bạn.