Nhược cơ là một loại bệnh tự miễn, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây yếu cơ vân. Đây là rối lạn mã tính, ảnh hưởng chủ yếu đến các cơ tự chủ (các cơ có thể được điều khiển theo ý muốn). Bệnh có thể biểu hiệu ở một hoặc nhiều nhóm cơ. Các cơ sẽ suy yếu dần theo thời gian sinh hoạt, có thể được phục hồi sau khi nghỉ ngơi.
Nhược cơ thường xảy ra từng đợt do các xung động thần kinh từ dây thần kinh không truyền được tới cơ vân, khiến cho cơ không hoạt động được. Hiểu đơn giản, nhược cơ chính là tình trạng dây thần kinh và cơ bị mất liên lạc.
Nhược cơ là căn bệnh hiếm gặp, chỉ xảy ra với khoảng 0,5/100.000 dân số. Nhược cơ thông thường sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bệnh nhân. Người bệnh thường bị khó nhai, khó nuốt, dễ bị mỏi mệt tay chân ảnh hưởng năng suất lao động, sụp mí ảnh hưởng đến thẩm mỹ,... Nhược cơ cấp là tình trạng nặng hơn, có thể gây nghẹn và sặc khi ăn uống, gây khó thở, bệnh nhân cần được đi cấp cứu.
- Giai đoạn 1 - Nhược cơ khư trú ở mắt: Là giai đoạn khởi phát, chỉ có 1 nhóm cơ bị suy nhược, thường là mi mắt.
- Giai đoạn 2A - Nhược cơ toàn thân nhẹ: Toàn bộ các nhóm cơ đã bị suy nhược, nhưng không có triệu chứng ở hầu và họng.
- Giai đoạn 2B - Nhược cơ toàn thân trung bình: Toàn bộ các nhóm cơ đã bị suy nhược, xuất hiện rối loạn nuốt và nói, nhưng hô hấp chưa bị ảnh hưởng.
- Giai đoạn 3 - Nhược cơ toàn thân nặng, cấp tính: Toàn bộ các nhóm cơ đã bị suy nhược, xuất hiện rối loạn nuốt, nói và hô hấp.
- Giai đoạn 4 - Nhược cơ toàn thân nặng, mãn tính: Toàn bộ các nhóm cơ đã bị suy nhược, xuất hiện rối loạn nuốt, nói và hô hấp và kéo dài trong nhiều năm.
- Nhược cơ thường xảy ra đầu tiên ở mí mắt. Triệu chứng là mí mắt xệ khi còn trẻ. Mới đầu, bệnh nhân chỉ bị xệ 1 bên mí mắt, sau đó đến mắt còn lại. Dấu hiệu có tính ổn định trong ngày, thường mí mắt xệ tồi tệ hơn vào buổi tối, buổi sáng được phục hồi phần nào. Đôi khi mắt bệnh nhân có biểu hiện lác.
- Thường xuyên bị mỏi chân tay, không thể làm việc trong thời gian dài. Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể không đi lại được, không nhấc được cánh tay lên.
- Khó nhai và nuốt, thường xuyên bị nghẹn và sặc khi ăn uống. Đôi khi bệnh nhân thấy khó nói, nói bị ngọng.
- Mỏi cơ tăng dần theo thời gian sinh hoạt. Càng vận động lâu thì cơ lực càng yếu. Cơ lực có thể được phục hồi sau nghỉ ngơi.
- Trong trường hợp cấp tính, bệnh nhân có những cơn khó thở, có thể nguy hiểm đến tính mạng, cần đưa đến bệnh viện để cấp cứu.
Nguyên nhân chính xác gây nhược cơ vẫn chưa được hiểu rõ ràng. Nhưng các nhà nghiên cứu giả thuyết rằng, cơ chế gây nhược cơ xảy ra theo 3 lý do:
- Cơ thể bệnh nhân xuất hiện các kháng thể tự miễn kháng lại các thụ cảm thể của acetylcholin (Ach). Điều này làm cho các Ach không được gắn vào màng sau Synap, các xung động thần kinh không được dẫn truyền tới cơ. Các nhóm cơ không nhận được tín hiệu nên không kích hoạt được cơ lực.
- Cơ thể bệnh nhân xuất hiện các kháng thể tự miễn kháng lại enzym kinase. Enzym kinase là loại enzym đặc hiệu cơ, khi bị kháng sẽ khiến cho các thụ cảm thể của Ach không được biệt hóa và hình thành.
- Tuyến ức phát triển bất thường khiến cho hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bị quá mẫn cảm. Lý do là khi tuyến ức phát triển mạnh sẽ sản sinh ra các kháng thể tự miễn kháng lại các thụ cảm thể của Ach.
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, 75% bệnh nhân nhược cơ có tuyến ức phát triển bất thường, 15% bệnh nhân nhược cơ bị u tuyến ức.
- Bệnh nhược cơ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, đặc biệt là nữ giới dưới 40 tuổi hoặc trên 70 tuổi. Ở nam giới, nhược cơ thường xảy ra ở độ tuổi trên 50 tuổi.
- Những người có vấn đề về tuyến ức như u tuyến ức, quá sản, loạn sản,....
- Bệnh nhân mắc một số căn bệnh tự miễn khác như viêm đa cơ, viêm loét đại trang, cường giáp trạng, viêm khớp dạng thấp,.. cũng có nguy cơ bị bệnh nhược cơ cao hơn.
- Có người thân bị mắc bệnh nhược cơ.
Bệnh nhược cơ tiến triển thất thường và kéo dài, không theo một nguyên tắc nào, nên việc chẩn đoán cần dựa trên các triệu chứng lâm sàng và nhiều xét nghiệm chuyên khoa:
- Nghiệm pháp zoly dương tính: Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tự nhắm - mở mắt 15 lần. Bệnh được chẩn đoán khi người bệnh không mở được mi mắt, mi mắt bị sa xuống. Để chắc chắn, bác sĩ sẽ tiêm 1 ống prostigmin cho người bệnh. Sau 15 phút, người bệnh có thể nhắm - mở mắt bình thường.
- Ghi điện cơ: Kích thích dây thần kinh lặp đi lặp lại, có thể nhận thấy điện thế hoạt động của cơ ngày càng giảm dần.
- Chụp X-quang có bơm khí trung thất: Để xác định xem có tồn tại u tuyến ức hay không.
- Chụp CT và MRI: Để xác định được các tổn thương và bất thường ở tuyến ức, nếu có. Nếu thấy có tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định thêm soi trung thất và sinh thiết để tìm kiếm chính xác nguyên do gây tổn thương tuyến ức.
- Xét nghiệm tìm các tự kháng thể kháng Achr: Đây là phương pháp chẩn đoán nhược cơ rất chính xác. Kết quả xét nghiệm cũng có giá trị trong theo dõi và tiên lượng bệnh.
- Điều trị bằng thuốc
Các thuốc chủ yếu giúp giảm triệu chứng. Thuốc điều trị nhược cơ thường thuốc 2 nhóm: thuốc ức chế miễn dịch giúp giảm thiểu phản ứng miễn dịch bất thường xảy ra, và thuốc ức chế men Cholinesterase giúp tăng giao tiếp giữa các dây thần kinh và cơ bắp.
Thuốc kháng men Cholinesterase có thể kể đến là Prostigmin, Neostigmin, Mytelase, Mestinol... Thuốc ức chế miễn dịch phổ biến nhất là Cocticoit, Azathiopirine (Imuran), Cyclosporine...
- Lọc máu
Bác sĩ tiến hành lọc huyết tương để loại bỏ các kháng thể phức hợp miễn dịch. Đây là phương pháp điều trị bệnh nhược cơ nặng, có ảnh hưởng đến hô hấp, bệnh nhân bị khó thở.
- Phẫu thuật
Khi bác sĩ xác định nhược cơ là do tuyến hung hoặc u tuyến ức thì có sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ. Đây là phương pháp điều trị triệt để, giúp giảm triệu chứng nhanh và hiệu quả, nên tất cả bệnh nhân dưới 60 tuổi cần được xem xét để phẫu thuật. Những bệnh nhân chỉ bị yếu cơ ngoài nhãn cầu thì không cần thiết thực hiện phẫu thuật.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần phải tiếp tục điều trị nội khoa để chữa dứt điểm bệnh.
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh nhược cơ là nhóm cơ hô hấp bị ảnh hưởng, gây khó thở, suy hô hấp, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Khi cơ hầu - họng yếu, gây sặc và nghẹn thường xuyên cũng có thể gây tử vong do biến chứng viêm phổi.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao, tập luyện đều các nhóm cơ bắp.
- Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế tối đa stress và căng thẳng, tránh để hệ thần kinh bị ảnh hưởng.
- Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng. Ưu tiên các thực phẩm giàu Kali để hỗ trợ cho hoạt động của cơ.
- Đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Gặp bác sĩ ngay khi thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường như sụp mí mắt, cơ đau mỏi thường xuyên.
- Trong quá trình điều trị nhược cơ, bệnh nhân cần sử dụng thuốc corticoid. Corticoid làm tăng nguy cơ loãng xương, do đó người bệnh cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, đậu phụ, rong biển, cá mòi, rau dền, cam, kiwi,...
- Ưu tiên các thực phẩm giàu Kali để giúp truyền tín hiệu thần kinh đến cơ tốt hơn. Thực phẩm giàu kali thường là chuối, khoang lang, cà chua, đậu, củ cải đường,....
- Tránh những thực phẩm có chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia, sô cô la,... bởi chúng có thể làm tăng bài tiết canxi.
- Thuốc steroid trong điều trị nhược cơ có thể gây giữ nước. Do đó, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ natri để tránh làm tình trạng giữ nước nghiêm trọng hơn. Các thực phẩm giàu natri cần tránh là đồ ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm tẩm ướp nhiều gia vị.
Vì nhược cơ sẽ khiến bệnh nhân khó nhai và nuốt, hệ thống tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả hơn, nên người cần cần ưu tiên chọn thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa. Nên ăn chậm, ăn nhiều bữa trong ngày. Thay đổi thực đơn liên tục để tăng cảm giác ngon miệng.
Nhược cơ là căn bệnh hiếm gặp nhưng khá nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu xảy ra nhược cơ hô hấp cấp. Do đó mọi người cần chú ý điều trị bệnh sớm, tránh để bệnh trở nặng, ảnh hưởng đến nhóm cơ hầu - họng.
Bệnh nhược cơ thường tiến triển nhanh và thất thường nên phương pháp điều trị gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay với các phương pháp y khoa hiện đại, bệnh nhược cơ có thể được kiểm soát và điều trị khỏi hoàn toàn, dù cần nhiều thời gian.
Trước đây, tiên lượng của bệnh nhược cơ khá xấu. Có đến 30% bệnh nhân tử vong sớm do ảnh hưởng của bệnh. 60% bệnh nhân phải sống chung với các triệu chứng ngày càng tồi tệ hơn. Nếu để nhược cơ biến chứng thành nhược cơ cấp thì có đến 70% bệnh nhân tử vong.
Tuy nhiên, hiện nay các phương pháp điều trị tiên tiến đã giảm tỷ lệ tử vong đi rất nhiều, tuổi thọ không bị ảnh hưởng đáng kể. Nhưng bệnh nhân vẫn phải sống lệ thuộc và thuốc trong nhiều năm liên tục. Thậm chí là phải uống thuốc suốt đời.
Nhược cơ là căn bệnh có khả năng di truyền, nên khi trong gia đình có người bị nhược cơ, bạn cần có phương pháp phòng ngừa sớm. Cần đi khám bác sĩ định kỳ. Chú ý đến mọi thay đổi bất thường của cơ thể.
Các kháng thể cũng có thể truyền qua máu người mẹ đến thai nhi, gây nhược cơ sơ sinh. Do đó phụ nữ nhược cơ cần chuẩn bị tốt và được tư vấn y tế trước khi mang thai.
- Bệnh nhược cơ có thể kéo dài nhiều năm nên khi đã được chẩn đoán bệnh, bạn cần xây dựng lối sống và chế độ dinh dưỡng khoa học để kiểm soát bệnh, tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng và đủ liều, không tự ý bỏ hoặc thay đổi thuốc, có thể khiến bệnh khó điều trị hơn.
- Trong thời gian trị bệnh, bạn có thể cần sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, do đó hãy cảnh giác với nguy cơ nhiễm trùng và các bệnh truyền nhiễm.
- Không làm việc quá sức. Tránh căng thẳng quá mức.
Bệnh nhược cơ khu trú ở mắt (Ảnh: Internet)
Mô phỏng hình ảnh kháng thể chặn thụ thể acetylcholin ở bệnh nhân nhược cơ (Ảnh: Internet)
Bệnh nhược cơ có thể được chẩn đoán bằng cách cho người bệnh nhắm - mở mắt liên tục 15 lần và quan sát (Ảnh: Internet)