Bệnh nhồi máu cơ tim là căn bệnh thường gặp, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh tim mạch và huyết áp. Nhồi máu cơ tim gây ra những hậu quả nghiêm trọng và có thể lấy mạng của người bệnh bất cứ lúc nào. Vậy làm sao để nhận biết căn bệnh này và cách phòng tránh nhồi máu cơ tim ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ tính mạng của bản thân và gia đình.
Cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi lòng động mạch vành, dòng máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào cơ tim đột ngột bị chặn lại hoàn toàn. Vùng cơ tim không được cung cấp máu sẽ bị hoại tử. Đây là một tình trạng khẩn cấp, người bệnh nhồi máu cơ tim có thể tử vong rất nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời, những trường hợp may mắn sống sót thì nguy cơ suy tim trong tương lai cũng rất cao.
Phần lớn bệnh nhồi máu cơ tim là do cục máu đông hiện diện trong lòng mạch máu nuôi tim
Phần lớn bệnh nhồi máu cơ tim là do cục máu đông hiện diện trong lòng mạch máu nuôi tim (còn gọi là động mạch vành) làm tắc mạch máu. Mạch vành đem máu và ô xi đến nuôi tim, nếu mạch máu bị tắc, tim sẽ thiếu ô xi và tế bào cơ tim sẽ chết. Ngoài ra, nhồi máu cơ tim còn có thể do các mảng xơ vữa làm tắc hẹp mạch vành.
Các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim cũng là các yếu tố nguy cơ gây bệnh xơ vữa động mạch như hút thuốc lá, huyết áp cao, đái tháo đường, mỡ máu cao và tiền sử gia đình có bệnh tim mạch lúc trẻ.
Các yếu tố thuận lợi để thúc đẩy đến một cơn nhồi máu cơ tim thường không biết chính xác. Nó có thể xảy ra khi:
- Khi đang nghỉ ngơi hoặc đang ngủ
- Sau khi tăng đột ngôt hoạt động thể lực
- Khi hoạt động ngoài trời lạnh
- Sau một căng thẳng tâm lý hoặc bệnh nặng
Căng thẳng tâm lý là nguyên nhân gây nên bệnh nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim nặng có thể gây sốc tim, là tình trạng khẩn cấp, có thể đe dọa tính mạng vì toàn bộ cơ thể bị thiếu máu nuôi.
Bệnh động mạch vành thường phát hiện ở độ tuổi trung niên nhưng nó đã được hình thành và phát triển từ khi chúng ta còn rất trẻ. Stress, ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với khói thuốc lá, thực phẩm nhiễm hóa chất… có thể tác động tiêu cực đến nhiều phản ứng sinh hóa trong cơ thể làm chúng sản sinh ra gốc tự do. Khi tuổi càng cao, các chất chống oxy hóa nội sinh bị thiếu hụt, gốc tự do không được đào thải ra bên ngoài, chúng trở nên dư thừa và gây hại đến mọi cơ quan trong cơ thể, nhất là quá trình gây viêm và làm tổn thương lớp nội mô mạch máu.
Động mạch vành, một trong những "đích" tấn công của gốc tự do, tạo điều kiện thuận lợi để cholesterol lắng đọng hình thành nên mảng xơ vữa. Chúng lớn dần lên, dưới áp lực của dòng máu cùng phản ứng viêm mạnh mẽ, chúng nứt vỡ gây kết tụ thành cục máu đông, làm bít tắc hoàn toàn mạch máu, hậu quả là nhồi máu cơ tim xảy ra.
Sau khi động mạch vành bị nứt vỡ sẽ bít các mạch máu gây bệnh nhồi máu cơ tim
- Kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết và mỡ máu.
- Không hút thuốc lá
- Chế độ ăn khỏe mạnh: nhiều trái cây, rau xanh và ngũ côc nguyên hạt, ăn ít mỡ động vật
- Tập thể dục thường xuyên, ít nhất là 30 phút mỗi ngày trong 5 ngày mỗi tuần
- Kiểm tra và điều trị trầm cảm nếu có
- Hạn chế uống rượu bia.
- Duy trì cân nặng lý tưởng